Cách mạng công nghiệp 4.0 đang là xu thế tất yếu và đã hiện hữu trong nhiều lĩnh vực của hoạt động sản xuất và đời sống kinh tế - xã hội. Sự phát triển của công nghệ làm tăng năng suất lao động nhưng đồng thời cũng làm giảm nhu cầu về nhân lực trong các ngành công nghiệp, dịch vụ nói chung và lĩnh vực Địa không gian nói riêng. Với mục tiêu nắm bắt và tận dụng được những cơ hội của cách mạng công nghiệp 4.0, Khoa Trắc địa – Bản đồ và Quản lý đất đai (Trường Đại học Mỏ - Địa chất) và một số đơn vị trong nước đã tổ chức Hội nghị khoa học toàn quốc về Công nghệ Địa không gian trong Khoa học Trái đất và Môi trường (National Conference on Geospatial Technology in the Earth science and Environment - NCGEE 2021). Hội nghị được tổ chức vào ngày 15 tháng 10 năm 2021 tại Trường Đại học Mỏ-Địa chất, Hà Nội. Hội nghị là diễn đàn để các tổ chức, cá nhân đang hoạt động trong các lĩnh vực liên quan đến Trắc địa và Địa không gian cùng nhau thảo luận, trao đổi học thuật và kinh nghiệm về chiến lược, kỹ thuật và công nghệ, để có những hướng đi phù hợp nhất, hiệu quả nhất, đóng góp cho sự nghiệp phát triển và bảo vệ đất nước.
PGS.TS Bùi Ngọc Quý chủ trì phiên toàn thể
Các đơn vị đồng tổ chức: Hội Trắc địa - Bản đồ và Viễn thám Việt Nam; Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam; Cục Bản đồ, Bộ Tổng tham mưu; Cục Viễn thám Quốc gia, Bộ Tài nguyên và Môi trường; Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ, Bộ Tài nguyên và Môi Trường; Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế; Trung tâm Tư vấn Trắc địa và Xây dựng, Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng, Bộ Xây dựng.
Các đơn vị tài trợ: Tổng công ty dầu Việt Nam PVOIL; Cục Bản đồ, Bộ Tổng tham mưu; Tổng công ty than Đông Bắc; Công ty cổ phần thiết bị SISC Việt Nam; Trung tâm Tư vấn Trắc địa và Xây dựng, Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng; Trung tâm nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới Trắc địa - Bản đồ, HUMG; Trung tâm Trắc địa và Bản đồ biển (SeaMap); Trung tâm hỗ trợ phát triển khoa học kỹ thuật, HUMG; Công ty CP Dịch vụ Thương mại Khảo sát Hà Đông; Công ty TNHH công nghệ S.L.S; Công ty TNHH MTV máy trắc địa Nam Phương (South); Công ty Cổ phần công nghệ Nguyễn Kim; Công ty CP Công nghệ hạ tầng cơ sở Aitogy; Đoàn Khảo sát các công trình điện - Công ty CP Tư vấn Xây dựng Điện 1 (PCCE1); Công ty Cổ phần Xây dựng và thương mại QT Miền Bắc;… và một số đơn vị khác
Các chủ đề chính của Hội nghị: Tự động hóa Trắc địa và Xử lý số liệu; Định vị - dẫn đường và hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu; Khung quy chiếu và địa động lực học; Công nghệ mới trong đo đạc, xử lý số liệu và quan trắc công trình; Trắc địa Hầm lò và Mỏ; Quan trắc và đánh giá tác động môi trường; Hệ thống thông tin địa lý; Bản đồ đa phương tiện trong giáo dục, dịch vụ và công nghiệp; Công nghệ quét laser hàng không và mặt đất; Công nghệ viễn thám trong giám sát tai biến thiên nhiên và môi trường; Công nghệ máy bay không người lái trong ứng dụng đời sống số 4.0; Ứng dụng IoT (Internet vạn vật) và AI (Trí tuệ nhân tạo) trong Địa tin học; Công nghệ trong quản lý và sử dụng tài nguyên đất bền vững; Đô thị thông minh và quản lý đô thị; Các vấn đề khoa học khác có liên quan.
Hội nghị đã nhận được được hơn 100 bài báo khoa học, trong đó 55 bài được lựa chọn đăng trong tuyển tập Kỷ yếu Hội nghị.
Một số hình ảnh tại Hội nghị
Phiên toàn thể của Hội nghị đã diễn ra vào sáng 15 tháng 10 năm 2021 với 04 báo cáo được trình bày.
03 Tiểu ban chuyên môn đã thực hiện báo cáo vào chiều ngày 15 tháng 10 năm 2021.
Tiểu ban 1: Xử lý dữ liệu số trong quan trắc công trình trái đất và môi trường
Tiểu ban 2: Công nghệ mới trong Viễn thám và Địa tin học
Tiểu ban 3: Quản lý Địa không gian thông minh
Hội nghị Toàn quốc Khoa học Trái đất và Tài nguyên với Phát triển bền vững (ERSD) được Trường Đại học Mỏ - Địa chất cùng các đối tác trong và ngoài nước tổ chức 2 năm một lần, với mục đích tạo ra cơ hội để các nhà khoa học trong và ngoài nước giới thiệu những kết quả và hướng nghiên cứu khoa học mới, thảo luận về các xu thế và thách thức mới đối với nhiều lĩnh khác nhau của Khoa học Trái đất, Tài nguyên và các ngành khác có liên quan.
Sáng ngày 20/4/2021, tại Trường Đại học Mỏ - Địa chất đã tổ chức Lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Thu Hương, ngành Kỹ thuật Trắc địa - Bản đồ (mã số 9520503), đề tài luận án “Nghiên cứu nâng cao độ chính xác của mô hình số độ cao dạng grid bằng mạng neuron Hopfield” với sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Nguyễn Quang Minh.
Thực hiện kế hoạch tư vấn tuyển sinh năm 2021 của Khoa, ngày 19/4/2021 Khoa Trắc địa- Bản đồ và Quản lý đất đai đã tổ chức đoàn cán bộ của khoa đi tư vấn tuyển sinh tại các điểm trường THPT Gia Bình 1 và Lương Tài 2, tỉnh Bắc Ninh.
Thực hiện kế hoạch tư vấn tuyển sinh năm 2021 của Khoa, ngày 27 và 28/4/2021 Khoa Trắc địa- Bản đồ và Quản lý đất đai đã tổ chức đoàn cán bộ của khoa đi tư vấn tuyển sinh tại các điểm trường THPT Kim Động, tỉnh Hưng Yên; THPT Hậu Lộc 1, THPT Hậu Lộc 2, THPT Hậu Lộc 4, THPT Mai Anh Tuấn, THPT Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Chiều ngày 16/7/2020, tại Phòng họp Sông Công, Liên chi Đoàn Khoa Trắc địa - Bản đồ và Quản lý Đất đai (TĐ - BĐ & QLĐĐ) đã tổ chức thành công Đại hội Đại biểu Liên chi Đoàn Khoa Trắc địa - Bản đồ và Quản lý Đất đai Nhiệm kỳ 2020 - 2022.
Ngày 26/9/2019, tại Hội trường 300, Trường Đại học Mỏ - Địa chất đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 45 năm thành lập Bộ môn Bản đồ (1974 - 2019).
Trong bối cảnh hiện nay, khi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, thị trường lao động trong nước và trong khu vực ngày càng có sự cạnh tranh quyết liệt thì việc nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực có ý nghĩa thiết thực đối với các cơ sở giáo dục đại học nói chung và Trường Đại học Mỏ - Địa chất nói riêng. Luật Giáo dục Đại học sửa đổi năm 2018 nêu rõ trách nhiệm của các cơ sở giáo dục đại học phải thường xuyên tự đánh giá, cải tiến, nâng cao chất lượng đào tạo; định kỳ kiểm định chương trình đào tạo và kiểm định cơ sở giáo dục đại học và phải công bố công khai kết quả đánh giá và kiểm định chất lượng tren trang thông tin điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của cơ sở giáo dục đại học và phương tiện thông tin đại chúng.
Tác giả: PGS.TS Nguyễn Trường Xuân, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 2014
Tác giả: PGS.TS Nguyễn Trường Xuân, Nhà xuất bản Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, năm 2012