Bộ môn Bản đồ

  Văn phòng: Phòng 10.03, nhà C12 tầng khu A Trường ĐH Mỏ - Địa chất

 Địa chỉ: Số 18, phố Viên, phường Đức Thắng, quận Bắc Liêm, TP. Hà Nội

 Điện thoại: 024.66731132

 Email: bando@humg.edu.vn; bomonbando@gmail.com

LÃNH ĐẠO BỘ MÔN


GVC.TS. Đỗ Thị Phương Thảo

Phó Trưởng bộ môn

1. ĐỘI NGŨ CÁN BỘ


1. GVC.TS. Đỗ Thị Phương Thảo - Phó bí thư Chi bộ Trắc địa 4, Phó Trưởng bộ môn

2. TS. Trần Thị Hương Giang - CBGD

3. NCS.ThS Dương Anh Quân - CBGD

4. NCS.ThS Trần Thị Tuyết Vinh - CBGD

5. ThS. Phạm Văn Hiệp - CBGD

6. ThS Nguyễn Danh Đức - Bí thư chi bộ sinh viên, Bí thư liên chi đoàn

2. GIỚI THIỆU CHUNG LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN


Ngày 15 tháng 11 năm 1966, trường Đại học Mỏ - Địa chất chính thức được thành lập và khai giảng khóa học đầu tiên (khóa 11) gồm 3 khoa chuyên môn là khoa Trắc địa (tiền thân của khoa Trắc địa - Bản đồ và Quản lý đất đai ngày nay), khoa Mỏ và khoa Địa chất. Khoa Trắc địa lúc đó gồm có bộ môn Bản đồ - Ảnh (tiền thân của bộ môn Bản đồ ngày nay), bộ môn Cao cấp - Công trình, bộ môn Trắc địa phổ thông, bộ môn Trắc địa mỏ và Tổ máy trắc địa. Ra đời trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước, thầy trò phải sơ tán và di chuyển nhiều nơi, trong khó khăn gian khổ, đội ngũ thầy, cô giáo vẫn nhiệt tình giảng dạy; sinh viên vẫn duy trì nền nếp học tập và kết quả là đã đào tạo được nhiều kỹ sư bản đồ giỏi phục vụ tốt cho cuộc kháng chiến chống Mỹ và xây dựng đất nước.
Ngày 19 tháng 8 năm 1974, Nhà trường quyết định tách Bộ môn Bản đồ - Ảnh thành hai Bộ môn độc lập: Bộ môn Bản đồ và Bộ môn Trắc địa ảnh. Bộ môn Bản đồ lúc này chịu trách nhiệm xây dựng chương trình đào tạo và giảng dạy cho chuyên ngành Bản đồ. Cùng với sự phát triển chung của đất nước, bộ môn Bản đồ đã lần lượt xây dựng các chương trình đào tạo bậc đại học và sau đại học đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Đến nay, bộ môn đang tổ chức, quản lý và đào tạo 3 bậc học gồm Đại học chuyên ngành Bản đồ với hai hướng chuyên sâu là Công nghệ thiết kế bản đồ và Công nghệ bản đồ và hệ thông tin địa lý (GIS); thạc sĩ ngành Bản đồ, Viễn thám và Hệ thông tin địa lý; tiến sĩ ngành Kỹ thuật Trắc địa - Bản đồ. Nhiều thế hệ sinh viên, học viên và nghiên cứu sinh được đào tạo từ bộ môn đã và đang giữ nhiều vị trí quan trọng trong các cơ quan nhà nước, các tổng công ty, công ty và xí nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Đo đạc và Bản đồ,...Trải qua 50 năm xây dựng và phát triển, Bộ môn Bản đồ đã và đang có những đóng góp tích cực cho sự nghiệp phát triển chung của Khoa, Nhà trường và góp phần cho sự phát triển của ngành Đo đạc và Bản đồ Việt Nam. 

3. CƠ CẤU CÁN BỘ VIÊN CHỨC TRONG ĐƠN VỊ


Từ khi thành lập đến nay, Bộ môn Bản đồ đã trải qua nhiều thế hệ cán bộ, viên chức, đến nay đã có trên 30 cán bộ, viên chức đã và đang công tác tại Bộ môn, trong đó có các nhà giáo được phong hàm phó giáo sư, nhiều cán bộ là giảng viên chính, tiến sĩ, thạc sĩ,...
Trải qua 50 năm xây dựng và phát triển, Bộ môn Bản đồ đã lớn mạnh với một đội ngũ cán bộ, giảng viên năng động, có chuyên môn cao được đào tạo từ nhiều nước khác nhau trên thế giới như: Nga, Pháp, Bỉ, Trung Quốc, CH Áo, Ấn Độ,…Hiện nay, bộ môn Bản đồ có tổng số 7 cán bộ trong đó có 01 Phó giáo sư, 3 TS, 4 ThS và 02 cán bộ đang làm nghiên cứu sinh tiến sĩ. 

4. CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ PHÒNG THÍ NGHIỆM


Bộ môn Bản đồ được trang bị văn phòng làm việc với một số trang thiết bị thiết yếu như máy in, máy tính, scan, máy chiếu,…đáp ứng đủ các yêu cầu làm việc đối với cán bộ, giảng viên.
Ngoài ra, Bộ môn được trang bị 01 Phòng thí nghiệm Công nghệ bản đồ với diện tích 54 m2 để cán bộ và sinh viên, học viên cao học làm việc và nghiên cứu khoa học cũng như triển khai các đồ án, luận văn tốt nghiệp,…Hiện nay, Phòng thí nghiệm Công nghệ bản đồ đã trang bị 1 số thiết bị chính như:
- Máy chiếu; Bàn, ghế họp; Bàn, ghế cho sinh viên, học viên tham gia hội thảo, học tập và nghiên cứu (đáp ứng khoảng 40 sinh viên);
- 01 máy bay không người lái UAV loại InSpire 1 có trang bị Camera X3.
- 01 phần mềm xử lý ảnh UAV (Pix4D mapper).
- 01 bộ máy thu GPS một tần số L1/ 12 kênh, hiệuTrimble R3.
- 01 máy định vị vệ tinh GPS Map 62.
- 01 máy in màu.
- Và một số trang thiết bị khác phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập của cán bộ và sinh viên trong bộ môn.
Trong thời gian tới bộ môn sẽ phát huy khả năng của các thiết bị sẵn có, tìm kiếm các nguồn kinh phí nhằm xây dựng phòng thí nghiệm công nghệ bản đồ theo định hướng sau:
- Xây dựng phòng thí nghiệm hiện đại, có tính đồng bộ cao để cải thiện chương trình đào tạo, phương thức dạy và học và cải tiến cơ cấu ngành nghề theo hướng chuyên sâu;
- Mở rộng phòng thí nghiệm bằng cách trang bị hiện đại và đầy đủ về số lượng, thay thế dần các thiết bị lạc hậu về công nghệ, trên cơ sở đó cho phép áp dụng những công nghệ mới;
- Kết hợp với một số chuyên ngành khác trong khoa, trong trường để đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật đáp ứng yêu cầu thực tế của xã hội;
- Giúp cho các cán bộ giảng dạy đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, tăng cường công tác nghiên cứu khoa học trong sinh viên hệ chính quy, học viên cao học, nghiên cứu sinh và từ đó mở rộng sự hợp tác quốc tế với các nước trong khu vực và trên thế giới;
- Tổ chức các khoá đào tạo nâng cao ngắn hạn cho các cán bộ kỹ thuật ngành Bản đồ và hệ thống thông tin địa lý có nhu cầu theo hướng cập nhật các kiến thức lý thuyết và công nghệ hiện đại đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao của sản xuất;
- Chuyển giao công nghệ hiện đại, tiên tiến hiện có giúp cải tiến quy trình kỹ thuật cho các đơn vị sản xuất;
- Nghiên cứu phát triển công cụ xử lý ảnh, mô hình số bề mặt (DSM) để thành lập mô hình số độ cao (DEM) trên thực tế đang vướng mắc;
- Nghiên cứu và cải tiến kỹ thuật các thiết bị bay không người lái (UAV) để công tác bay chụp hiệu quả hơn.

5. HOẠT ĐỘNG CHÍNH VÀ CÁC KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC


5.1. Công tác đào tạo

Bộ môn đã xây dựng xong chương trình khung đào tạo kỹ sư chuyên ngành bản đồ, chương trình khung đào tạo thạc sĩ ngành Bản đồ, viễn thám và hệ thông tin địa lý hướng chuyên sâu Bản đồ - Hệ thông tin địa lý, chương trình khung đào tạo Tiến sĩ chuyên ngành Bản đồ thuộc ngành Kỹ thuật Trắc địa – Bản đồ.
Bộ môn Bản đồ chịu trách nhiệm đào tạo một chuyên ngành Đại học (Bản đồ), 01 ngành đào tạo thạc sĩ (Bản đồ, viễn thám và hệ thống thông tin địa lý), tham gia đào tạo Tiến sĩ ngành Kỹ thuật Trắc địa – Bản đồ.
Bộ môn chịu trách nhiệm giảng dạy: 18 môn cho sinh viên chính ngành bản đồ và 02 môn cho sinh viên ngoại ngành (Trắc địa, địa chính, trắc địa mỏ, trắc địa ảnh viễn thám và GIS môn Cơ sở bản đồ và Vẽ bản đồ; Quản lý đất đai môn Bản đồ học).
Hướng dẫn trung bình mỗi năm trên 30 sinh viên thực hiện đồ án tốt nghiệp, trung bình khoảng 10 học viên cao học làm luận văn tốt nghiệp.
Ngoài công tác đào tạo Bộ môn luôn chú trọng công tác nghiên cứu khoa học của cán bộ và sinh viên. Trong 5 năm qua các cán bộ trong bộ môn tham gia chủ trì 03 đề tài khoa học và công nghệ cấp cơ sở; viết nhiều bài báo khoa học trong các tạp chí và Hội nghị khoa học trong nước và quốc tế; ngoài ra, còn tham ra thực hiện các đề tài NCKH các cấp và đề tài hợp tác khác.

5.2. Đề tài công trình NCKH và dự án

1. PGS.TS Trần Trung Hồng (Chủ nhiệm), Trần Quỳnh An, Bùi Ngọc Quý, Nguyễn Thế Việt, Hà Thị Mai, Đỗ Thị Phương Thảo, Bùi Tiến Diệu, Dương Anh Quân, “Biên tập và thành lập Xêri bản đồ Hà Nội qua các thời kỳ”,Mã số B2005-36-76.
2. TS. Bùi Ngọc Quý (Chủ nhiệm), Phạm Văn Hiệp, Nguyễn Danh Đức, Trần Quỳnh An, Nguyễn Văn Lợi, “Nghiên cứu xây dựng mô hình Cyber City phục vụ công tác mô hình hóa bề mặt và định hướng quy hoạch không gian”, Mã số T15-33.
3. TS. Bùi Ngọc Quý (Chủ nhiệm), Nguyễn Thế Việt, Trần Thị Tuyết Vinh, “Nghiên cứu cơ sở khoa học và quy trình công nghệ thành lập Atlas điện tử - thử nghiệm thành lập Atlas điện tử hành chính Hà Nội”, Mã số T11-26, Chủ nhiệm
4. TS. Bùi Ngọc Quý (Chủ nhiệm),  “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ Multimedia trong công tác thành lập bản đồ đa phương tiện”, Mã số T37/08, Chủ nhiệm, Nghiệm thu 12/2008
5. TS. Trần Quỳnh An (Chủ nhiệm), Đỗ Thị Phương Thảo, Phạm Văn Hiệp, Nguyễn Văn Lợi, Trần Thị Tuyết Vinh, “Đề xuất nhận diện quan hệ không gian lân cận phức cho dữ liệu dạng vùng của cơ sở dữ liệu địa lý”, Mã số T16/22.
- Quan hệ hợp tác Quốc tế, Doanh nghiệp và Đào tạo    
Ngoài công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học, Bộ môn còn hợp tác với các đơn vị sản xuất trong nước như: Cục Bản đồ - Bộ tổng tham mưu, Cục Đo đạc và Bản đồ - Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cục Viễn thám Quốc gia, Nhà xuất bản Tài nguyên - Môi trường và Bản đồ Việt Nam, Tổng công ty Tài nguyên - Môi trường Việt Nam, Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ, Viện Thiết kế và Quy hoạch Nông nghiệp, Trường đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Viện địa lý - Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam,...Ngoài hợp tác với các đơn vị trong nước, Bộ môn luôn chú trọng công tác hợp tác quốc tế, hiện nay bộ môn đã và đang cùng với Khoa Trắc địa – Bản đồ và Quản lý đất đai có sự hợp tác với các cơ sở đào tạo ở một số nước như: Nga, Trung Quốc, Pháp, cộng hòa Áo, Ấn độ, Đài Loan,…

5.3. Tài liệu, Sách, Giáo trình và Bài giảng

1. TS. Bùi Ngọc Quý, PGS.TS. Nguyễn Cẩm Vân, Bản đồ & Atlas điện tử, Nhà xuất bản giao thông vận tải, 2017.
2. TS. Bùi Ngọc Quý, Thành lập và sử dụng bản đồ du lịch, Nhà xuất bản giao thông vận tải, 2017
3. Nguyễn Thế Việt, Bùi Tiến Diệu, Bùi Ngọc Quý, Đỗ Thị Phương Thảo, Trần Quỳnh An, Cơ sở bản đồ và vẽ bản đồ, Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật, 2012.
4. TS. Trần Trung Hồng, Bùi Tiến Diệu, Trần Trung Chuyên, “Phép chiếu bản đồ”, Nhà xuất bản Giao thông vận tải, 2008.
5. Trần Trung Hồng, “Trình bày bản đồ” Nhà xuất bản giao thông vận tải, 2001.
6. Trần Trung Hồng, “In bản đồ” Nhà xuất bản giao thông vận tải, 2002.
7. Bùi Ngọc Quý, Nguyễn Thế Việt, Hướng dẫn tách màu và sửa màu bản đồ bằng phần mềm CadScript, Trường Đại học Mỏ- Địa chất, 2007.
8. Bùi Ngọc Quý, Nguyễn Thế Việt, Hướng dẫn thiết kế, biên tập và thành lập bản đồ số trên máy tính với phần mềm MICRO STATION, Trường Đại học Mỏ- Địa chất, 2006.
9. TS. Trần Quỳnh An, “GIS ứng dụng” Trường Đại học Mỏ - Địa chất, 2015.
10. TS. Trần Quỳnh An, “Mỹ thuật bản đồ” Trường Đại học Mỏ - Địa chất, 2015.
11. TS. Đỗ Thị Phương Thảo, “Công nghệ mới trong in bản đồ” Trường Đại học Mỏ - Địa chất, 2015.
12. PGS.TS Nguyễn Cẩm Vân, “Bản đồ học hiện đại và mô hình hóa bản đồ” Trường Đại học Mỏ - Địa chất, 2011.
13. PGS.TS Đinh Thị Bảo Hoa, “Bản đồ điện toán” Trường Đại học Mỏ - Địa chất, 2012.
14. PGS.TS Nhữ Thị Xuân, “Bản đồ điện toán” Trường Đại học Mỏ - Địa chất, 2009.
15. PGS.TS Nguyễn Cẩm Vân, TS. Bùi Ngọc Quý “Công nghệ mới trong thiết kế và thành lập bản đồ” Trường Đại học Mỏ - Địa chất, 2015.
16. ThS. Hà Thị Mai, “Vẽ bản đồ”, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, 1993.
17. TS. Triệu Văn Hiến, “Bản đồ học”, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, 1992.
18. TS. Triệu Văn Hiến, “Toán bản đồ”, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, 1973.

5.4. Công tác đoàn thể

Bộ môn bản đồ có tổ Công đoàn riêng trực thuộc Công đoàn Khoa Trắc địa – Bản đồ và Quản lý đất đai.
Các cán bộ trẻ trong bộ môn đều tham gia Đoàn thanh niên của Khoa, hàng năm các cán bộ trong bộ môn đều tham gia các hoạt động do Công đoàn, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh nhà trường tổ chức.
Ngoài các hoạt động của cán bộ, Bộ môn bản đồ luôn chú trọng và quan tâm sát sao tới hoạt động phong trào học tập và đoàn thể của sinh viên chuyên ngành bản đồ do bộ phụ trách. Hàng năm ngoài các hoạt động văn thể của nhà trường, Bộ môn thường niên tổ chức giao lưu giữa các khóa chuyên ngành bản đồ về học tập và văn hóa thể thao (trong đó có giải bóng đá sinh viên chuyên ngành bản đồ). Từ các hoạt động này giúp cho sinh viên các khóa giao lưu với nhau từ đó nâng cao tinh thần đoàn kết, phát huy khả năng giao tiếp và đẩy mạnh tinh thần học hỏi giữa các khóa.

5.5. Công tác và hoạt động sinh viên

Bộ môn bản đồ chịu trách nhiệm đào tạo Đại học chuyên ngành Bản đồ; Cao học ngành Bản đồ, viễn thám và hệ thông tin địa lý (hướng chuyên sâu Bản đồ - GIS) và tham gia đào tạo tiến sĩ ngành Kỹ thuật Trắc địa – Bản đồ.
Trong 05 năm qua bộ môn đã hướng dẫn 48 học viên cao học thực hiện thành công luận văn thạc sĩ; 190 sinh viên thực hiện và bảo vệ thành công đồ án tốt nghiệp. Ngoài ra, công tác đào tạo và hướng dẫn khoa học sinh viên cũng được bộ môn quan tâm. Trong 05 năm qua các cán bộ của bộ môn đã hướng dẫn 18 đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên. Trong đó có những đề tài được giải nhất, nhì, ba,... đặc biệt có những đề tài được gửi đi tham dự và đạt giải thưởng “Sinh viên nghiên cứu khoa học” của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

6. MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN


6.1. Công tác đào tạo

Bộ môn Bản đồ đã đang và sẽ luôn bám sát chiến lược phát triển giai đoạn 2010-2020 và tầm nhìn đến 2030 của Trường đại học Mỏ - Địa chất. Bộ môn Bản đồ sẽ là cơ sở đầu ngành trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ về lĩnh vực Bản đồ - Hệ thông tin địa lý cho cả nước đáp ứng nhu cầu xã hội, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế trong thời kỳ mới.

6.2. Công tác cán bộ

Đội ngũ cán bộ của bộ môn trong những năm tới vẫn duy trì số lượng như hiện nay. Tuy nhiên, Bộ môn sẽ chú trọng vào công tác nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ bằng nhiều hình thức như: nâng cao khả năng tự học tập, tự bồi dưỡng của đội ngũ cán bộ, đối với các cán bộ có trình độ tiến sĩ tiếp tục phấn đấu để nhận học hàm phó giáo sư và cao hơn, tiếp tục cử các cán bộ chưa có trình độ tiến sĩ đi học tập và nghiên cứu tại các trường đại học trong và ngoài nước.

6.3. Đề tài công trình NCKH và dự án

Tiếp tục phát huy nguồn lực cán bộ hiện có, đồng thời phối hợp với các cán bộ trong khoa, ngoài khoa đề xuất các đề tài NCKH các cấp, dự án nghiên cứu và triển khai sản xuất nhằm nâng cao khả năng chuyên môn, kinh nghiệm thực tiễn cho đội ngũ cán bộ từ đó có thể nâng cao chất lượng đào tạo chuyên ngành của bộ môn.

6.4. Quan hệ hợp tác Quốc tế, Doanh nghiệp và Đào tạo

Phát huy những kết quả đã đạt được, trong thời gian tới Bộ môn Bản đồ sẽ tiếp tục cùng với khoa Trắc địa – Bản đồ và Quản lý đất đai duy trì các mối quan hệ hợp tác với các đơn vị trong và ngoài nước truyền thống như: Cục Bản đồ - Bộ tổng tham mưu, Cục Đo đạc và Bản đồ - Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Cục Viễn thám Quốc gia, Nhà xuất bản Tài nguyên – Môi trường và Bản đồ Việt Nam, Tổng công ty Tài nguyên – Môi trường Việt Nam, Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ - Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Viện Thiết kế và Quy hoạch Nông nghiệp, Trường đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Viện địa lý – Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam,…; hợp tác với nhiều nước và vùng lãnh thổ truyền thống như: Nga, Trung Quốc, Pháp, Đài Loan,… Ngoài các đối tác truyền thống bộ môn tiếp tục đẩy mạnh tìm kiếm các đối tác và mối quan hệ mới nhằm nâng cao khả năng tiếp cận công nghệ mới trong Đào tạo và NCKH của cán bộ và sinh viên.

6.5. Tài liệu, Sách, Giáo trình và Bài giảng

Ngoài các giáo trình, bài giảng và tài liệu giảng dạy đã có, Bộ môn phấn đấu tiếp tục đầu tư nghiên cứu để viết mới các giáo trình theo chương trình đào tạo, cập nhật và bổ sung các giáo trình đã có để phù hợp với chương trình đào tạo và công nghệ của các nước trong khu vực và trên thế giới.

6.6. Công tác đoàn thể

Tiếp tục phát huy các kết quả đã đạt được đồng thời đẩy mạnh các hoạt động đã có, nâng cao tinh thần tự giác của cán bộ và sinh viên từ đó tạo tính chủ động sáng tạo cho cán bộ và sinh viên trong các hoạt động đoàn thể.

6.7. Công tác và hoạt động sinh viên

Phát huy các kết quả đã đạt được trong công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học, Bộ môn sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo và NCKH cho sinh viên theo hướng tiếp cận cơ chế tự chủ của Nhà trường. Nâng cao tính tự chủ cho người dạy, đặc biệt là nâng cao khả năng tự chủ trong công tác học tập và NCKH của người học trong hệ thống đào tạo tín chỉ.

7. KHEN THƯỞNG


7.1. Tập thể

Với sự nỗ lực cố gắng của tập thể cán bộ giảng viên, bộ môn đã liên tục được công nhận là tập thể lao động xuất sắc; tập thể lao động tiên tiến.

Ngoài ra, Bộ môn đã được tặng:

- Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT vì có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua “Đổi mới sáng tạo trong dạy và học”.

- Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường vì đã có thành tích trong công tác đào tạo nguồn nhân lực góp phần xây dựng và phát triển ngành Tài nguyên và Môi trường;

- Giấy khen của Hội Trắc địa bản đồ và viễn thám việt nam vì đã có thành tích trong công tác xây dựng Hội và phát triển ngành Trắc địa - bản đồ và viễn thám việt nam.

7.2. Cá nhân

Bộ môn đã có nhiều cá nhân được tặng bằng khen và giấy khen của các cấp. 01 cá nhận được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen vào năm 2017, 05 lượt cá nhân được nhận bằng khen của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo, 01 cá nhân được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp bộ năm 2015, 02 lượt cá nhân được nhận bằng khen của Ban chấp hành đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chi Minh Thành Phố Hà Nội năm 2009, 01 cá nhân được nhận kỷ niệm chương vì sự nghiệp Tài nguyên và Môi trường, nhiều cá nhân được nhận giấy khen của Hiệu trưởng trường Đại học Mỏ- Địa Chất.