Bộ môn Trắc địa công trình

 Văn phòng: Phòng 10.05, nhà C12 tầng khu A Trường ĐH Mỏ - Địa chất

 Địa chỉ: Số 18, phố Viên, phường Đức Thắng, quận Bắc Liêm, TP. Hà Nội

 Điện thoại: 0243.8384004

 Email: tracdiacongtrinh@humg.edu.vn; tdct1005@gmail.com

LÃNH ĐẠO BỘ MÔN


PGS.TS Nguyễn Việt Hà

Trưởng bộ môn

PGS.TS Lê Đức Tình

Phó Trưởng bộ môn

GVC.TS Phạm Quốc Khánh

Phó Trưởng bộ môn

1. ĐỘI NGŨ CÁN BỘ


1. PGS.TS.GVCC Nguyễn Việt Hà - Trưởng bộ môn, Trưởng phòng QHCC và DN

2. PGS.TS.GVCC Lê Đức Tình - Bí thư Đảng ủy Khoa, Trưởng khoa, Phó Trưởng bộ môn, Bí thư chi bộ Trắc địa 3, Phó giám đốc trung tâm; Chủ tịch Hội đồng Khoa

3. GVC.TS Phạm Quốc Khánh - Phó Trưởng bộ môn

4. TS Nguyễn Hà - CBGD

5. TS Phạm Trung Dũng - CBGD

6. TS Nguyễn Kim Thanh - CBGD

7. ThS Trần Thùy Linh - CBGD

2. GIỚI THIỆU CHUNG LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN


Ngày 8/8/1966 Thủ tướng chính phủ ra quyết định thành lập trường đại học Mỏ Địa chất trên cơ sở khoa Mỏ Địa chất của trường đại học Bách khoa Hà Nội nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật mỏ-địa chất, trắc địa để phục vụ cho công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và xây dựng Tổ quốc. Cùng với sự ra đời của trường, bộ môn Trắc địa Cao cấp - Công trình thuộc khoa Trắc địa cũng được hình thành với nhiệm vụ giảng dạy các môn học chuyên ngành. Thời kỳ này (1968-1972), các cán bộ của bộ môn cùng với Trường và Khoa đã kiên trì phấn đấu, vượt qua rất nhiều khó khăn gian khổ của giai đoạn sơ tán chống Mỹ, thiếu thốn mọi bề về cơ sở vật chất, trang thiết bị để hoàn thành nhiệm vụ, góp phần đào tạo nhiều khóa kỹ sư trắc địa.
Từ năm 1973, Bộ môn được tách ra thành bộ môn chuyên ngành độc lập với nhiệm vụ đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực Trắc địa công trình. Kể từ đó, với sự chỉ đạo, giúp đỡ của khoa và trường, tập thể bộ môn qua nhiều thời kỳ đã kiên trì phấn đấu xây dựng đơn vị không ngừng trưởng thành, lớn mạnh.

3. CƠ CẤU CÁN BỘ VIÊN CHỨC TRONG ĐƠN VỊ


Hiện nay, biên chế của bộ môn gồm có 12 thầy cô giáo, trong đó có 06 PGS.TS, 03 TS, 03 ThS, 01 NCS nước ngoài và 01 NCS trong nước.
Bên cạnh đó, Bộ môn còn có đội ngũ cộng tác viên là các chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực Trắc địa – Bản đồ, các cán bộ khoa học ở các Viện, Trung tâm, Tập đoàn, Tổng công ty … tham gia trong công tác đào tạo sinh viên, học viên cao học và NCS.

4. CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ PHÒNG THÍ NGHIỆM


Trải qua nhiều năm, Bộ môn đã xây dựng được một phòng thí nghiệm công nghệ cao trắc địa công trình để phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học của cán bộ và sinh viên.Cơ sở vật chất được trang bị cho đến nay bao gồm:
- Máy toàn đạc điện tử TC-705: 01 chiếc
- Máy thủy chuẩn điện tử Di-Ni: 01 chiếc
- Máy thu tín hiệu vệ tinh GPS: 03 chiếc
- Máy đo sâu hồi âm cầm tay: 01 chiếc
- Máy đo sâu hồi âm đa tia: 01 chiếc
- Máy chiếu (Projecter): 01 chiếc
Các cán bộ trong bộ môn cũng đã xây dựng được nhiều phần mềm chuyên dùng cho mục đích tính toán xử lý số liệu Trắc địa công trình.

5. HOẠT ĐỘNG CHÍNH VÀ CÁC KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC


5.1. Công tác đào tạo

Trải qua 50 năm xây dựng và phát triển, Bộ môn Trắc địa công trình không ngừng lớn mạnh và trưởng thành. Các thầy cô giáo trong bộ môn đã luôn khắc phục khó khăn, phấn đấu bồi dưỡng trong chuyên môn, giảng dạy, nghiên cứu khoa học và phục vụ sản xuất.
Về công tác đào tạo, hiện nay bộ môn phụ trách 10 môn học chuyên ngành hệ đại học, cao đẳng và một số môn học ở bậc cao học, tiến sỹ. Sinh viên theo học chuyên ngành Trắc địa công trình được trang bị các kiến thức cơ bản, hiện đại, đáp ứng được nhu cầu của công cuộc xây dựng đất nước trong thời kỳ đổi mới. Kể từ ngày thành lập đến nay, Bộ môn đã góp phần đào tạo hàng nghìn kỹ sư và cán bộ kỹ thuật trắc địa. Ở bậc sau đại học, đã có 11 nghiên cứu sinh bảo vệ thành công luận án tiến sỹ tại Bộ môn, hiện nay đang có 4 nghiên cứu sinh thực hiện và chuẩn bị bảo vệ luận án. Tại Bộ môn cũng có hàng trăm học viên cao học đã và đang triển khai các nghiên cứu khoa học, trong đó trên 100 học viên đã bảo vệ thành công luận văn.

5.2. Đề tài công trình NCKH và dự án

Trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, cán bộ của Bộ môn đã chủ trì và tham gia thực hiện thành công nhiều đề tài khoa học các cấp, tiêu biểu như:đề tài cấp Nhà nước "Quy trình trắc địa trong đo vẽ công trình ngầm, trong thi công, quan trắc, chuyển dịch biến dạng các công trình quan trọng và khả năng đảm bảo trắc địa bản đồ trong mối quan hệ liên ngành trong khu vực xây dựng điều tra cơ bản", đề tài trọng điểm cấp Thành phố "Xây dựng phương án điều tra, đo vẽ công trình ngầm dân dụng thành phố Hà Nội", đề tài trọng điểm cấp Thành phố "Nghiên cứu ứng dụng phương pháp hiện đại để điều tra lập bản đồ công trình ngầm một khu vực của thành phố Hà Nội" (phục vụ công tác quy hoạch xây dựng hệ thống tàu điện ngầm TP. Hà Nội); đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu hoàn thiện phương pháp thành lập và xử lý số liệu lưới khống chế thi công các công trình xây dựng trong điều kiện Việt Nam”. Các thầy, cô giáo trong Bộ môn đã công bố nhiều bài báo khoa học trên các tạp chí chuyên ngành ở trong và ngoài nước, tham gia báo cáo tại nhiều hội nghị khoa học trong nước và Quốc tế. Các nghiên cứu khoa học của Bộ môn chủ yếu tập trung vào hướng ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến nhất trong trắc địa phục vụ các công tác khảo sát, thiết kế thi công xây dựng công trình. Một số hướng nghiên cứu chính mà tập thể cán bộ trong bộ môn đã thực hiện thành công như sau: Nghiên cứu quy trình công nghệ thực hiện công tác trắc địa công trình (Phan Văn Hiến, Đoàn Xuân Đài, Nguyễn Quang Tác, Trần Khánh, Nguyễn Quang Phúc); Nghiên cứu quy trình và kỹ thuật quan trắc biến dạng công trình (Trần Khánh, Nguyễn Quang Phúc, Nguyễn Việt Hà, Lê Đức Tình, Phạm Quốc Khánh); Nghiên cứu quy trình thực hiện các công tác trắc địa trong thi công xây dựng công trình dân dụng- công nghiệp (Nguyễn Quang Thắng, Trần Viết Tuấn, Đinh Thị Lệ Hà, Nguyễn Hà);Nghiên cứu ứng dụng công nghệ hiện đại để đo vẽ, thành lập bản đồ công trình ngầm (Phan Văn Hiến, Trần Viết Tuấn); Nghiên cứu xử lý số liệu Trắc địa công trình (Trần Khánh, Nguyễn Quang Phúc, Nguyễn Việt Hà); Nghiên cứu quy trình thành lập và sử dụng mô hình số địa hình để giải các bài toán trắc địa công trình (Trần Khánh, Đinh Thị Lệ Hà, Hoàng Thị Minh Hương);Nghiên cứu ứng dụng tích hợp công nghệ, thiết bị hiện đại (GPS, máy toàn đạc điện tử,…) trong công tác trắc địa công trình (Trần Viết Tuấn, Nguyễn Việt Hà, Đinh Thị Lệ Hà, Lê Đức Tình, Phạm Trung Dũng).
Nhiều kết quả nghiên cứu của các cán bộ trong bộ môn đã được triển khai ứng dụng vào thực tế sản xuất và được các cơ sở nhìn nhận, đánh giá cao. Từ nhiều năm nay, các cán bộ trong bộ môn đã tích cực tham gia thực hiện các công tác trắc địa công trình tại rất nhiều công trình xây dựng lớn của đất nước.
Có thể khẳng định rằng, trong suốt quá trình xây dựng và trưởng thành qua 50 năm, bộ môn Trắc địa công trình đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao và đã có những đóng góp nhất định trong sự nghiệp đào tạo cán bộ khoa học, kỹ thuật cho Tổ quốc. Trong điều kiện đổi mới, mở cửa hội nhập của đất nước, các thầy cô giáo trong Bộ môn càng đoàn kết phấn đấu nhiều hơn nữa để hoàn thành các nhiệm vụ được giao với chất lượng cao nhất, phấn đấu xây dựng Bộ môn thành một trung tâm đào tạo, nghiên cứu hàng đầu về Trắc địa công trình, xứng đáng là một trong những bộ môn chuyên ngành của khoa Trắc địa, trường đại học Mỏ - Địa chất.

  • Cấp Nhà nước

1. Trần Khánh, Quy trình trắc địa trong đo vẽ công trình ngầm, trong thi công, quan trắc chuyển dịch biến dạng các công trình quan trọng và khả năng đảm bảo trắc địa bản đồ trong mối quan hệ liên ngành trên khu vực xây dựng, điều tra cơ bản, Mã số 46A-05-01, Chủ trì đề tài nhánh, Nghiệm thu 1999.

  • Cấp Bộ

1. Trần Khánh, Nghiên cứu xây dựng bộ phần mềm xử lý và quản trị dữ liệu trắc địa phục vụ khảo sát, thiết kế, xây dựng công trình, Mã số 2010-02-105, Chủ trì, Nghiệm thu 2010.
2. Trần Khánh, Nghiên cứu phương pháp thành lập và xử lý số liệu mạng lưới hỗn hợp GPS - Mặt đất trong trắc địa công trình, Mã số B2005-36-37, Chủ trì, Nghiệm thu 2005.
3. Trần Khánh, Nghiên cứu quy trình công nghệ công tác quan trắc biến dạng công trình thuỷ điện, Mã số B2001-36-14, Chủ trì, Nghiệm thu 2001.
4. Trần Khánh, Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật vi tính trong công tác xử lý số liệu Trắc địa công trình, Mã số B91-18-01, Chủ trì, Nghiệm thu 1991.

5. Nguyễn Quang Thắng, Nghiên cứu ứng dụng kết hợp công nghệ GPS, máy toàn đạc điện tử, công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác trắc địa trong xây dựng công trình dân dụng - công nghiệp/Trắc địa, Mã số , Chủ trì
6. Nguyễn Quang Thắng, Nghiên cứu hoàn thiện quy trình công tác trắc địa trong xây dựng công trình có chiều cao lớn/Trắc địa, Mã số , Chủ trì
7. Nguyễn Quang Thắng, Nghiên cứu ứng dụng công nghệ GPS trong trắc địa công trình /Trắc địa, Mã số , Thành viên tham gia

8. Nguyễn Quang Phúc, “Nghiên cứu quy trình công nghệ công tác quan trắc biến dạng công trình thủy điện”., Mã số B2001-36-14, Tham gia, Nghiệm thu 12/2003
9. Nguyễn Quang Phúc, “Nghiên cứu phương pháp thiết kế tối ưu lưới khống chế mặt bằng trong trắc địa công trình”., Mã số B2003-36-52, Chủ nhiệm, Nghiệm thu 6/2005
10. Nguyễn Quang Phúc, “Nghiên cứu hoàn thiện phương pháp thành lập và xử lý số liệu lưới khống chế thi công các công trình xây dựng trong điều kiện Việt Nam”., Mã số B2008-02-52, Chủ nhiệm, Nghiệm thu 01/2010
11. Nguyễn Quang Phúc,"Nghiên cứu ứng dụng công nghệ GPS trong trắc địa công trình"., Mã số B2001-36-23, Tham gia, Nghiệm thu 8/2003

12. Trần Viết Tuấn, Nghiên cứu dụng phương pháp hiện đại để điều tra lập bản đồ công trình ngầm một khu vực của thành phố Hà Nội, Mã số , Tham gia
13. Trần Viết Tuấn, Nghiên cứu các biện pháp nâng cao độ chính xác thành lập lưới GPS trong trắc địa công trình, Mã số B2005-36-75, Chủ trì
4. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ GPS trong trắc địa công trình, Mã số B2001- 36-23, Tham gia
15. Trần Viết Tuấn, Xây dựng phương án điều tra, đo vẽ công trình ngầm dân dụng thành phố Hà Nội, Mã số , Tham gia
6. Phan Hồng Tiến, Lê Đức Tình, Nguyễn Việt Hà. 1. Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật đo GPS động trong Trắc địa công trình, Mã số B2005-36-89,

  • Cấp cơ sở

1. Nguyễn Quang Phúc, "Xác định hợp lý trọng số của các trị đo góc và cạnh trong lưới trắc địa mặt bằng chuyên dùng"., Mã số , Chủ nhiệm, Nghiệm thu 02/1998
2. Nguyễn Quang Phúc, “Phương pháp phân tích và xử lý số liệu quan trắc chuyển dịch biến dạng công trình”., Mã số 29NB/2000, Chủ nhiệm, Nghiệm thu 11/2000
3. Nguyễn Quang Phúc, “Nghiên cứu ứng dụng phương pháp đường xác suất để kiểm tra thi công, kiểm tra lắp đặt các thiết bị kỹ thuật trong xây dựng", Mã số 16NB/2001, Chủ nhiệm, Nghiệm thu 3/2002

4. Nguyễn Việt Hà, Nghiên cứu, ứng dụng phương pháp chuyển trục công trình lên các nhà siêu cao tầng bằng phương pháp chiếu đứng kết hợp trị đo GPS, Mã số T13-25, Chủ trì
5. Nguyễn Việt Hà, Nghiên cứu khả năng ứng dụng máy toàn đạc điện tử trong khảo sát các tuyến đường giao thông, Mã số T26-2004, Chủ trì
6. Lê Đức Tình, Nghiên cứu khả năng ứng dụng máy toàn đạc điện tử TCR-705 trong trắc địa công trình, Mã số T25-2004, Chủ trì, Nghiệm thu 28/12/2004
7. Lê Đức Tình, Nghiên cứu khả năng ứng dụng thực tế của các thiết bị đo đạc hiện đại trong quan trắc chuyển dịch ngang các công trình kỹ thuật, Mã số N2009-33, Chủ trì, Nghiệm thu 12/2009
8. Lê Đức Tình, Ứng dụng phương pháp thống kê để phân tích biến dạng công trình thủy điện trong điều kiện Việt Nam, Mã số N2010-31, Chủ trì, Nghiệm thu 12/2010
9. Lê Đức Tình, Nghiên cứu thành lập chương trình xử lý số liệu quan trắc và phân tích biến dạng các công trình kỹ thuật, Mã số T11-24, Chủ trì, Nghiệm thu 13/12/2011
10. Phạm Quốc Khánh, Nghiên cứu độ chính xác đo không gương của máy toàn đạc điện tử, Mã số , Chủ trì, Nghiệm thu 2006

5.3. Quan hệ hợp tác Quốc tế, Doanh nghiệp và Đào tạo

Trong lĩnh vực hợp tác đối ngoại, Bộ môn cùng với khoa và trường đã có mối quan hệ khoa học với các trường đại học, viện nghiên cứu chuyên ngành tại các nước CHLB Nga, Ba Lan, Trung Quốc, CHDCND Lào... Các thầy cô trong bộ môn đã tạo được mối quan hệ tốt với các cơ quan nghiên cứu, giảng dạy, sản xuất ở khắp mọi miền của đất nước nhằm hỗ trợ cho công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học. Bộ môn có mối quan hệ chặt chẽ với các cơ quan: Viện nghiên cứu địa chính, Viện khoa học công nghệ Xây dựng, Viện KHKT Xây dựng Hà Nội, với các bộ môn Trắc địa của các trường đại học Giao thông vận tải, đại học Kiến trúc, Đại học Xây dựng, Đại học Thủy lợi, Đại học Tài nguyên và Môi trường,... và với các đơn vị sản xuất: các công ty Tư vấn xây dựng điện I, II, IV, Công ty tư vấn khảo sát thủy lợi I, Các tổng công ty xây dựng Sông Đà, Vinaconex, Hà nội, Tổng công ty giao thông, công trình thủy.
Thông qua việc thực hiện các đề tài khoa học công nghệ, các dự án, hợp đồng sản xuất và quan hệ hợp tác đối ngoại, Bộ môn đã mở rộng được địa bàn thực tập cho sinh viên, nghiên cứu sinh và học viên cao học. Những hoạt động đó cũng góp phần đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tế sản xuất, nâng cao chất lượng giảng dạy học tập của cán bộ và sinh viên.

5.4. Tài liệu, Sách, Giáo trình và Bài giảng

Để phục vụ cho mục đích học tập của sinh viên, các thầy trong bộ môn đã cố gắng rất nhiều trong biên soạn bài giảng, giáo trình. Ngay từ những năm đầu đã xuất bản được các tập sách về:

  • Giáo trình và Bài giảng

1. Nguyễn Việt Hà, Trần Khánh, Ứng dụng mô hình số địa hình trong trắc địa công trình, Nxb Giao thông vận tải, 2016
2. Trần Khánh, Nguyễn Quang Phúc, Quan trắc chuyển dịch và biến dạng công trình, NXB Giao thông vận tải, 2010
3. Trần Khánh, Ứng dụng công nghệ mới trong trắc địa công trình, NXB Giao thông vận tải, 2010
4. Phan Văn Hiến (chủ biên), Ngô Văn Hợi, Trần Khánh và nnk, Trắc địa công trình, NXB Giao thông vận tải, 2001
5. Nguyễn Quang Thắng - Trần Viết Tuấn, Trắc địa công trình công nghiệp - thành phố, NXB Giao thông vận tải, 2009
6. Nguyễn Quang Thắng, Trắc địa công trình dân dụng - công nghiệp, NXB Giao thông vận tải, 2006
7. Trần Viết Tuấn , Đinh Thị Lệ Hà, Lê Đức Tình, Máy trắc địa và đo đạc điện tử, Nhà xuất bản Bách khoa, Hà Nội, 2016
8. Trần Viết Tuấn - Phạm Doãn Mậu, Giáo trình Trắc địa biển, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, Hà Nội, 2011
9. Phan Văn Hiến, Đinh Xuân Vinh, Phạm Quốc Khánh, Tạ Thanh Loan, Lưu Anh Tuấn, Lý thuyết sai số và bình sai trắc địa, NXB Xây Dựng, 2017

10. Trần Viết Tuấn - Nguyễn Quang Thắng, Ứng dụng công nghệ GPS trong trắc địa công trình, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, 2013
11. Trần Viết Tuấn - Nguyễn Quang Thắng, Công tác trắc địa trong tư vấn giám sát xây dựng, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, 2009
12. Nguyễn Quang Thắng - Trần Viết Tuấn, Trắc địa công trình biển, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, 2009

  •  Sách chuyên khảo

1. Phan Văn Hiến, Phạm Quốc Khánh (dịch), Bình sai lưới tự do và phân tích biến dạng, NXB Tài nguyên Môi trường và Bản đồ Việt Nam, 2017
2. Phan Văn Hiến, Phạm Quốc Khánh (Biên dịch), Xử lý số liệu quan trắc biến dạng, NXB Khoa học và Kỹ Thuật, 2012

5.5. Công tác đoàn thể

Song song với các hoạt động chuyên môn và nghiệp vụ, các cán bộ của Bộ môn thường xuyên tham gia tích cực trong các hoạt động của các tổ chức đoàn thể của Khoa và Nhà trường.

5.6. Công tác và hoạt động sinh viên

Song song với các hoạt động chuyên môn và nghiệp vụ, các thầy cô của Bộ môn thường xuyên đẩy mạnh các hoạt động gắn kết Bộ môn với các lớp sinh viên thuộc chuyên ngành mình phụ trách, giúp các em định hướng nghề nghiệp và việc làm sau khi tốt nghiệp ra trường. Mỗi Thầy Cô thực sự là một tấm gương sáng về tình yêu ngành, tình yêu nghề nghiệp để các em noi theo.

6. MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN


6.1. Công tác đào tạo

Đào tạo Kỹ sư Trắc địa công trình – Ngành Kỹ thuật Trắc địa – Bản đồ có phẩm chất đạo đức tốt; có kiến thức khoa học vững vàng trong lĩnh vực Đo đạc, Quản lý và Xây dựng các công trình; có kỹ năng chuyên môn, năng lực thực hành chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết, đủ khả năng xử lý tình huống, giải quyết vấn đề chuyên môn và nghiên cứu khoa học một cách độc lập, sáng tạo; có kỹ năng thu nhận, xử lý và truyền đạt thông tin; có kỹ năng giao tiếp xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm ngành, đa ngành và trong môi trường quốc tế; có khả năng ứng dụng tin học và ngoại ngữ trong hoạt động chuyên môn.
Định hướng phát triển đội ngũ giảng viên của bộ môn có trình độ, năng lực và tâm huyết với nghề; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về trắc địa ứng dụng, ngang tầm các trường đại học tiên tiến trong khu vực và trên Thế giới; là cơ sở bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học và ứng dụng trắc địa uy tín của Việt Nam.

6.2. Công tác cán bộ

Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác giáo dục và đào tạo, Bộ môn tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ vững vàng về trình độ chuyên môn và nghiệp vụ.

7. KHEN THƯỞNG


7.1. Tập thể

Với những thành tựu đã đạt được, tập thể Bộ môn đã nhiều lần được khen thưởng ở các cấp.

7.2. Cá nhân

 + Nhà giáo ưu tú: PGS.TS. Phan Văn Hiến, PGS.TS. Trần Khánh.
+ Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ: PGS.TS Nguyễn Quang Thắng, PGS.TS Nguyễn Quang Phúc.
+ Chiến sỹ thi đua cấp Bộ:PGS.TS Nguyễn Quang Phúc, PGS.TS Nguyễn Quang Thắng, PGS.TS. Trần Khánh.
+ Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo: PGS.TS Nguyễn Quang Thắng, PGS.TS Nguyễn Quang Phúc, PGS.TS. Trần Khánh, PGS.TS. Trần Viết Tuấn, ThS. Hoàng Thị Minh Hương.
+ Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Tài nguyên và Môi trường”:  PGS.TS Nguyễn Quang Thắng, PGS.TS Nguyễn Quang Phúc, PGS.TS. Trần Khánh, PGS.TS. Trần Viết Tuấn.