Bộ môn Trắc địa mỏ

 Văn phòng: Phòng 10.08, nhà C12 tầng khu A Trường ĐH Mỏ - Địa chất

 Điện thoại: 02438384975

 Email: tracdiamo@humg.edu.vn

 Website: http://Tracdiamo.humg.edu.vn

LÃNH ĐẠO BỘ MÔN


GVC.TS Nguyễn Quốc Long

Trưởng bộ môn

TS Nguyễn Viết Nghĩa

Phó trưởng bộ môn

TS Phạm Văn Chung 

 Phó Trưởng bộ môn

       

1. ĐỘI NGŨ CÁN BỘ


1. GVC.TS Nguyễn Quốc Long - Trưởng bộ môn, Chủ tịch công đoàn khoa, Bí thư chi bộ Trắc địa 1

2. TS Nguyễn Viết Nghĩa  - Phó Trưởng bộ môn

3. TS Phạm Văn Chung - Phó Trưởng bộ môn

4. PGS.TS.GVCC Phạm Công Khải - CBGD

5. TS Lê Thị Thu Hà - CBGD

6. TS Phạm Thị Làn - CBGD

7. ThS Võ Ngọc Dũng - CBGD

8. ThS Lê Văn Cảnh - CBGD

2. GIỚI THIỆU CHUNG LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN


Bộ môn Trắc địa Mỏ được trường Đại học Mỏ - Địa chất ra quyết định thành lập vào tháng 8 năm 1967. Ra đời trong hoàn cảnh cả nước đang bước vào cuộc chiến tranh ác liệt, cơ sở vật chất của Bộ môn vô cùng thiếu thốn. Những người thành lập ra ngành với hai bàn tay trắng, nhưng hoài bão và trách nhiệm của người thầy đã là động lực để xây dựng một chương trình đào tạo khoá đầu tiên một cách rất bài bản. Những cái thiếu ở Nhà trường được bù đắp trong quá trình thâm nhập thực tế sản xuất bằng các đợt thực tập dài ngày tại các mỏ. Dưới ánh đèn dầu khi mờ khi tỏ, giữa nơi sơ tán xa xôi từ chùa Bút Tháp (Thuận Thành, Bắc Ninh) đến bờ Sông Công (Phổ Yên, Thái Nguyên), các tập giáo án, bài giảng, giáo trình cứ âm thầm, lặng lẽ ra đời. 50 năm đã trôi qua, đối với ngành trắc địa mỏ Việt Nam là những năm tháng đầy ắp hoài niệm và tự hào. Từ những bàn tay trắng đầu tiên, nỗ lực không mệt mỏi của thầy và trò đã xây dựng nên một ngành Trắc địa mỏ Việt Nam trưởng thành đóng góp xứng đáng công sức trong sự nghiệp khai thác tài nguyên làm giàu cho Tổ quốc. Sau 50 năm Bộ môn Trắc địa Mỏ đã trở thành một trong những Bộ môn mạnh trong trường Đại học Mỏ - Địa chất, là một đơn vị học thuật không thể thiếu trong cơ cấu phát triển đào tạo và nghiên cứu khoa học của Nhà trường. Các cựu sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh của Bộ môn đã và đang công tác, giữ nhiều vị trí chủ chốt trong ngành Tài nguyên môi trường nói chung và ngành trắc địa mỏ - công trình nói riêng ở khắp mọi miền của tổ quốc.

3. CƠ CẤU CÁN BỘ VIÊN CHỨC TRONG ĐƠN VỊ


Hiện nay, Bộ môn có tổng số cán bộ - viên chức là 10 người. Trong đó có 01 PGS, 04 Tiến sĩ, 04 thạc sĩ và 01 Kỹ sư. Bên cạnh đó Bộ môn còn có đội ngũ động tác viên là các nhà khoa học và cố vấn là các chuên gia hàng đầu trong lĩnh vực Trắc địa mỏ, Trắc địa – Bản đồ, các cán bộ khoa học ở các Viện, trường Đại học, Trung tâm, Tập đoàn, Tổng công ty … thường xuyên tham gia giảng dạy, hướng dẫn khoa học cho các học viên, NCS của Ngành.

4. CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ PHÒNG THÍ NGHIỆM


Văn phòng bộ môn với trang thiết bị hiện đại phục vụ làm việc, giảng dạy và nghiên cứu khoa học
Phòng thí nghiệm Mô hình vật liệu tương đương với các thiết bị hiện đại phục vụ cho giảng dạy và nghiên cứu khoa học như: Mô hình vật liệu tương đương phục vụ nghiên cứu dịch chuyển biến dạng; thiết bị UAV, máy Toàn đạc điện tử; máy cho hướng đào lò Laser, máy đo cao áp kế. Hệ thống máy chủ với các phần mềm chuyên ngành có bản quyền xử lý số liệu Trắc địa, khai thác dữ liệu ảnh, xây dựng CSDL mỏ địa chất, môi tường, xử lý dữ liệu UAV laser scanning…

5. HOẠT ĐỘNG CHÍNH VÀ CÁC KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC


5.1. Công tác đào tạo

Được sự quan tâm của Đảng ủy, Ban lãnh đạo Nhà trường cùng đội ngũ giảng viên có trình độ cao, cơ sở vật chất đảm bảo giúp Bộ môn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao về Đào tạo và NCKH.
Căn cứ vào nhu cầu sử dụng nhân lực của các cơ sở sản xuất ngoài xã hội và xu hướng phát triển chuyên ngành Trắc địa mỏ ở các nước trên thế giới, Bộ môn đã định hướng chiến lược phát triển ngành theo hai hướng chuyên sâu là: Trắc địa mỏ - Công trình và Ứng dụng kỹ thuật địa tin học trong nghiên cứu và giám sát tài nguyên môi trường. Những định hướng trên đã đáp ứng nhu cầu cấp thiết về đào tạo nhân lực cho xã hội, được minh chứng thông qua các chỉ số sau: số lượng sinh viên đăng ký theo học chuyên ngành Trắc địa mỏ - Công trình tăng lên hàng năm, sinh viên sau khi tốt nghiệp có việc làm ngay. Số lượng học viên cao học, NCS đăng ký theo học các hướng chuyên sâu tăng nhiều.
Số lượng sinh viên đã tốt nghiệp từ khi thành lập đến nay: 6398 sinh viên. Số lượng học viên cao học đã tốt nghiệp: 275, trên 10 NCS đã bảo vệ và đang thực hiện luận án Tiến sĩ. Chỉ riêng năm học 2016 - 2017 số lượng sinh viên tốt nghiệp là 37 sinh viên. Số lượng học viên cao học hiện đang làm luận văn tại bộ môn là 10. Số lượng NCS đang làm luận án Tiến sỹ tại bộ môn là 05, số NCS bảo vệ thành công là 03.
Các sinh viên thuộc các chuyên ngành của bộ môn Trắc địa Mỏ, khoa Trắc địa - Bản đồ và Quản lý đất đai sau khi tốt nghiệp đã không ngừng nâng cao trình độ và là các cán bộ có uy tín, nhiều cán bộ đảm nhiệm các vị trí và chức vụ quan trọng trong các cơ quan quản lý Nhà nước, các đơn vị sản xuất trong và ngoài nước như Bộ Tài nguyên và Môi trường, sở Tài nguyên và Môi trường, phòng Tài nguyên và Môi trường, công ty Tài nguyên và Môi trường, là giảng viên các trường đại học, tham gia nghiên cứu tại các viện nghiên cứu.
Công tác đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội: Trong các kỳ hội chợ việc làm nhu cầu tuyển dụng của các xí nghiệp chiếm tỷ lệ lớn, 100% sinh viên ngành Trắc địa mỏ - Công trình ra trường có việc làm ổn định, có uy tín chuyên môn cao trong công tác. Các hướng đào tạo cao học của Bộ môn có nhiều học viên đăng ký theo học và làm đồ án tốt nghiệp.

5.2. Đề tài công trình NCKH và dự án

Trong những năm qua cán bộ Bộ môn Trắc địa Mỏ đã thực hiện 2 đề tài NCKH cấp Nghị định thư, 1 đề tài nhánh cấp nhà nước, 1 đề tài cấp thành phố, 12 đề tài cấp Bộ, trong đó có 1 đề tài đạt giải Vifotec do Bộ Khoa học và Công nghệ trao tặng, 10 đề tài cấp cơ sở và trên 100 hợp đồng NCKH phục vụ sản xuất.

  • Đề tài cấp nhà nước

1. Nghiên cứu ứng dụng thiết bị Laser trong các mỏ hầm lò, Chủ trì, Nghiệm thu 2005
2. Hợp lý hoá các phương pháp trắc địa trong điều kiện khai thác xuống sâu các mỏ lộ thiên Việt Nam, Chủ trì, Nghiệm thu 2005

  • Đề tài cấp Bộ, cấp Tỉnh

1. Lựa chọn các chỉ tiêu kỹ thuật phát triển của lưới trắc địa cơ sở ở các mỏ than, Chủ trì, Nghiệm thu 1994
2. Nghiên cứu xây dựng các chỉ tiêu kỹ thuật thành lập lưới khống chế mặt bằng và độ cao trong điều kiện khai thác xuống sâu ở các mỏ lộ thiên Việt Nam, Chủ trì, Nghiệm thu 1999
3. Tự động hoá quá trình hình học hoá các vỉa than vùng Đông Bắc Quảng Ninh, Chủ trì, Nghiệm thu 1999
4. Nghiên cứu quy trình tự động hóa xử lý số liệu quan trắc địch chuyển và biến dạng mặt đất do ảnh hưởng Nghiên cứu quy trình tự động hóa xử lý số liệu quan trắc địch chuyển và biến dạng mặt đất do ảnh hưởng khai thác than hầm lò, Chủ trì, Nghiệm thu 2001
5. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới trong công tác trắc địa ở các mỏ than khai thác lộ thiên và hầm lò Việt Nam, Chủ trì, Nghiệm thu 2002
6. Ứng dụng công nghệ mới trong trắc địa mỏ, phục vụ quá trình khai thác xuống sâu ở các mỏ lộ thiên Việt Nam, Chủ trì, Nghiệm thu 2002
7. Nghiên cứu xây dựng phần mềm tính toán khối lượng đất bóc và khoáng sản trong điều kiện khai thác xuống sâu ở mỏ lộ thiên Việt Nam, Chủ trì, Nghiệm thu 2003
8. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ laser trong công tác trắc địa mỏ, Chủ trì, Nghiệm thu 2005
9. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ GPS động trong công tác trắc địa mỏ lộ thiên Việt Nam, Chủ trì, Nghiệm thu 2007
10. Tự động hóa quá trình hình học hóa mức độ phá hủy kiến tạo nhỏ các vỉa than vùng Quảng Ninh, Chủ trì, Nghiệm thu 2008
11. Nghiên cứu xác định các thông số dịch chuyển và biến dạng bề mặt đất trong điều kiện địa chất đặc biệt khi khai thác than hầm lò bể than Quảng Ninh, Chủ trì, Nghiệm thu 2010
12. Nghiên cứu xử lý, tổng hợp các kết quả quan trắc thực địa xác định các thông số dịch chuyển và biến dạng đất đá cho một số mỏ vùng than Quảng Ninh, Chủ trì, Nghiệm thu 2011
13. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ quan trắc liệ tục dịch chuyển và biến dạng công trình trên địa bàn thành phố Hà Nội, Chủ trì, Nghiệm thu 2016
14. Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS phục vụ tổng kết các mô hình hợp tác xã nông nghiệp chuyển đổi thành công theo Luật HTX 2012, Chủ trì, Nghiệm thu 2017

  • Đề tài cấp cơ sở

1. Nghiên cứu quy trình công nghệ tự động hóa công tác tính khối lượng và vẽ bình đồ cập nhật khai thác ở mỏ lộ thiên Việt Nam, Chủ trì, Nghiệm thu 1994
2.Tự động hóa quá trình xử lý số liệu và thành lập bản đồ Trắc địa mỏ, Chủ trì, Nghiệm thu 2001
3. Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS phục vụ quản lý tài nguyên và môi trường khu vực Cẩm Phả, Quảng Ninh, Chủ trì, Nghiệm thu 2010
4. Ứng dụng viễn thám và GIS trong nghiên cứu biến động lớp phủ thực vật ngập mặn khu vực ven biển tỉnh Thái Bình, Chủ trì, Nghiệm thu 2010
5. Nghiên cứu ảnh hưởng của góc dốc vỉa khai thác tới các tham số dịch động bề mặt, Chủ trì, Nghiệm thu 2015
6. Nghiên cứu phương pháp dự báo phù hợp xác định các đại lượng dịch chuyển biến dạng bề mặt do ảnh hưởng của quá trình khai thác mỏ hầm lò tại Việt Nam, Chủ trì, Nghiệm thu 2015
7. Nghiên cứu xây dựng mô hình dự báo biến động sử dụng đất trên cơ sở ứng dụng viễn thám và GIS, Chủ trì, Nghiệm thu 2016
8.Nghiên cứu xác định các thông số góc dịch động cho mỏ Mông Dương khi khai thác xuống mức -500m, Chủ trì, Nghiệm thu 2017
9. Nghiên cứu xây dựng phần mềm xử lý số liệu quan trắc dịch động và ước tính dịch chuyển, biến dạng bề mặt đất do khai thác than hầm lò vùng Quảng Ninh” Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam, Chủ trì, Nghiệm thu 2017
10. Ứng dụng thuật toán K Nearest Neighbors (KNN) nhằm nâng cao độ chính xác phân loại, Chủ trì, Nghiệm thu 2017

5.3. Quan hệ hợp tác Quốc tế, Doanh nghiệp và Đào tạo

- Hợp tác trong nước:

Duy trì và đẩy mạnh hợp tác với các doanh nghiệp đơn vị sản xuất và doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên trong Bộ môn đi thực tập và tăng cường các hợp đồng nghiên cứu khoa học phục vụ sản xuất như Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam, Tổng công ty than Đông Bắc, Viện Khoa học đo đạc và bản đồ, Tổng công ty tài nguyên và môi trường, Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam, ...

- Hợp tác quốc tế:

Duy trì và phát triển hợp tác quốc tế nhằm nâng cao vị thế của Bộ môn trong nước và trên trường quốc tế. Cụ thể, duy trì mối quan hệ tốt đẹp với ConocoPhillips, Petronas, Roxar, Schlumberger, Fairfield Viet nam, Baker hughes SPE, TPA, UC Davis, University of Northampton, University of East Anglia, University of Westminster, University of the West of England at Bristol, Elite Study in Taiwan, German Academic Exchange Service, University of Nebraska at Lincoln, National  Research – Irkutsk State Technical University, Kazan State Technical University... và tiếp tục triển khai các hoạt động hợp tác thường niên.

5.4. Tài liệu, Sách, Giáo trình và Bài giảng

Về công tác biên soạn giáo trình: là nhiệm vụ cấp bách trong chiến lược phát triển bộ môn. Việc đổi mớii nội dung, chương trình và phương pháp giảng dạy gắn liền với sự đầu tư biên soạn các giáo trình. Cho đến nay, đã có một số sách và giáo trình được xuất bản như sau:

1. Nguyễn Đình Bé, Trắc địa mỏ I, II, III, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, 1967
2.Nguyễn Đình Bé (Chủ biên), Võ Chí Mỹ, Nguyễn Xuân Thụy, Trắc địa mỏ, NXB Giao thông vận tải, 1998
3. Võ Chí Mỹ, Tiếng anh chuyên ngành Trắc địa mỏ, NXB Xây dựng, 2002
4. Võ Chí Mỹ, Trắc địa mỏ, NXB Xây dựng, 2002
5. Nguyễn Xuân Thụy (Chủ biên), Phạm Công Khải, Hình học mỏ, NXB giao thông vận tải, 2002
6. Võ Chí Mỹ, Trắc địa địa cương,Trường Đại học Mỏ - Địa chất, 2009
7. Nguyễn Đình Bé, Vương Trọng Kha, Dịch chuyển và biến dạng đất đá trong khai thác mỏ, NXB giao thông vận tải, 2004
8. Võ Chí Mỹ, Khoa học môi trường, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, 2005
9. Phạm Công Khải, Tin học ứng dụng trong Trắc địa mỏ, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, 2005
10. Võ Chí Mỹ, Từ điển kỹ thuật Trắc địa – Bản đồ Anh – Việt, NXB Bản đồ, 2008
11. Võ Chí Mỹ, Trắc địa mỏ, NXB khoa học tự nhiên và xã hội, 2016
12. Võ Chí Mỹ, Từ điển kỹ thuật trắc địa - bản đồ Anh -Việt, NXB khoa học tự nhiên và xã hội, 2016

5.5. Công tác đoàn thể:

Tập thể cán bộ viên chức, giảng viên Bộ môn trắc địa mỏ luôn tích cực tham gia các công tác đoàn thể do Khoa và Nhà trường tổ chức. Năm 2015, ThS Lê Văn Cảnh và KS Phạm Văn Chung được hiệu trưởng tặng giấy khen vì có thành tích xuất xắc trong hoạt động văn thể. Tổ công đoàn bộ môn nhiều năm liền đạt danh hiệu Tổ công đoàn xuất sắc

5.6. Công tác và hoạt động sinh viên

Mỗi lớp sinh viên ngành Trắc địa mỏ - Công trình có 01 giáo viên chủ nhiệm, quản lý và hỗ trợ học tập cũng như các hoạt động. Vì vậy, các chi đoàn sinh viên ngành Trắc địa mỏ - Công trình luôn đoàn kết và là các chi đoàn vững mạnh. Tích cực tham gia các hoạt động của Bộ môn, Khoa và Nhà trường

6. MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN


6.1. Công tác đào tạo

a. Đào tạo đại học

+ Thu thập thông tin nhu cầu công việc của thực tế sản xuất và kịp thời thay đổi chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội.
+ Xây dựng các chương trình đào tạo các chuyên ngành theo chuẩn CDIO
+ Nâng cấp PTN đảm bảo tất cả sinh viên đều được học, xem trực quan và thực hành thiết bị và các phần mềm tại PTN của Bộ môn.
+ Tăng cường quản lý công tác giảng dạy, hướng dẫn thực hành, thường xuyên lấy ý kiến của người học về các hoạt động giảng dạy của giảng viên, xử lý triệt để các trường hợp vi phạm.

b. Đào tạo sau đại học

+ Lập kế hoạch tuyển sinh, mở rộng đào đạo sau đại học vào khu vực phía Nam
+ Hoàn thiện các chương trình đào tạo SĐH có tính liên thông với các chuyên ngành bậc đại học.
+ Hoàn thiện các bài giảng, giáo trình phục vụ đào tạo SĐH trên cơ sở cập nhật kiến thức mới và chuyên sâu.
+ Tăng cường công tác quản lý học viên, giảng viên hướng dẫn, chương trình và chất lượng đào tạo. Duyệt tên đề tài và đề cương, kiểm tra tiến độ, chất lượng luận văn, luận án.
+ Thường xuyên lấy ý kiến của học viên về giảng viên và người hướng dẫn luận văn, luận án. Xử lý triệt để các trường hợp những nhiễu học viên.

6.2. Công tác cán bộ

Trong nhữn năm tới Bộ môn chú trọng đào tạo nâng cao trình độ, chất lượng cán bộ giảng viên: có ít nhất 01 NCS học tập tại nước ngoài và 03 TS bảo vệ thành công trong nước; Về các chức danh của giảng viên, phấn đấu sẽ có thêm: 01 PGS, 3 GVC; Nâng cao trình độ tiếng Anh, tin học và kĩ năng giảng dạy, NCKH cho cán bộ, giảng viên

6.3. Đề tài công trình NCKH và dự án

+ Tăng cường đăng kí đề tài, nhiệm vụ NCKH các cấp, bộ ngành, địa phương, nghị định thư, Nafosted.
+ Tăng cường tìm kiếm các đề tài, dự án NCKH, PVSX để nâng cao trình độ chuyên môn và kinh nghiệm thực tế cho CBGD.
+ Hình thành các nhóm nghiên cứu mạnh trong bộ môn (theo 3 hướng: TĐM, TĐCT, ĐTH trong NC TN-MT), khuyến khích đăng bài trong trong hệ thống ISI, Scopus, Tạp chí Quốc tế, Tạp chí KHKT Mỏ - Địa chất và tham gia các Hội nghị KHQT và trong nước.

6.4. Quan hệ hợp tác Quốc tế, Doanh nghiệp và Đào tạo

Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, hợp tác chặt chẽ với một số đối tác như: Nga, Ba Lan, Trung Quốc, Lào, Myanmar... Mở rộng và tăng cường quan hệ với các Bộ TN&MT, Bộ KH&CN, Tổng công ty Đông Bắc, các công ty thành viên của TKV, các đơn vị sản xuất.

5.5. Tài liệu, Sách, Giáo trình và Bài giảng

+ Hoàn thiện hệ thống giáo trình, bài giảng; khuyến khích viết sách tham khảo, sách chuyên khảo.
+ Xuất bản  03 giáo trình đại học cấp nhà xuất bản

6.6. Công tác đoàn thể

+ Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động đoàn thể,

6.7. Công tác và hoạt động sinh viên

+ Tập huấn chuyên môn cố vấn học tập cho giáo viên chủ nhiệm để hỗ trợ tốt hơn cho sinh viên
+ Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học trong sinh viên
+ Tiếp tục tạo các sân chơi bổ ích cho sinh viên như: tổ chức giải bóng đá sinh viên ngành Trắc địa mỏ - Công trình thường niên
+ Cho sinh viên năm cuối tham gia sản xuất và thử nghiệm công nghệ mới
+ Đẩy mạnh hoạt động văn thể trong sinh viên để nâng cao tình thần đoàn kết, nâng cao sức khỏe.

7. KHEN THƯỞNG


7.1. Tập thể

1. Hoàn thành xất sắc nhiệm vụ, năm học 2003-2004, Số 2593/QĐ/BGD&ĐT ngày 16/5/2005
2. Hoàn thành xất sắc nhiệm vụ, năm học 2005 – 2006,Số 1883/QĐ/BGD&ĐT ngày 16/4/2007
3. Tập thể lao động tiên tiến, năm học 2005 – 2006, Số 39/MĐC-TĐKT ngày 28/09/2006
4. Tập thể lao động tiên tiến, năm học 2013 – 2014, QĐ số 873/ QĐ-TĐKT ngày 18/8/2014
5. Tập thể lao động tiên tiến, năm học 2014 – 2015, QĐ số 957/ QĐ-TĐKT ngày 14/8/2015
6. Tập thể lao động xuất sắc, năm học 2015 – 2016, QĐ số 1795/ QĐ-TĐKT ngày 03/10/2016
7.2. Cá nhân
1. Nguyễn Đình Bé (1985), Huân chương kháng chiến hạng III
2. Nguyễn Đình Bé (1986),Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Đại học và trung học chuyên nghiệp
3.Nguyễn Xuân Thụy (2002), Bằng khen Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo
4. Võ Chí Mỹ (2005), Bằng khen của Chủ tịch nước
5. Nguyễn Xuân Thụy (2007), Bằng khen thủ tướng
6. Võ Chí Mỹ (2008), Huân chương lao động hạng III
7. Phạm Công Khải (2010), Chiến sĩ thu đua cấp bộ
8. Phạm Công Khải (2011), Bằng khen Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo
9. Nguyễn Quốc Long (2015), Bằng khen Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo