Bộ môn Trắc địa cao cấp

 Văn phòng: Phòng 10.10, nhà C12 tầng khu A Trường ĐH Mỏ - Địa chất

 Địa chỉ: Số 18, phố Viên, phường Đức Thắng, quận Bắc Liêm, TP. Hà Nội

 Điện thoại: 0243.7550894

 Email: tracdiacaocap@humg.edu.vn; tracdiacaocap@gmail.com

LÃNH ĐẠO BỘ MÔN


GVC.TS Nguyễn Gia Trọng

Trưởng bộ môn

GV.ThS Phạm Ngọc Quang

Phó Trưởng bộ môn

1. ĐỘI NGŨ CÁN BỘ


1. GVC.TS Nguyễn Gia Trọng - Trưởng bộ môn

2. GV.ThS Phạm Ngọc Quang - Phó Trưởng bộ môn

3. PGS.TS.GVCC Nguyễn Văn Sáng - CBGD, Bí thư chi bộ Trắc địa 2

4. PGS.TS.GVCC Dương Vân Phong - CBGD

5. TS Bùi Khắc Luyên - CBGD

6. NCS.ThS Nguyễn Thái Chinh - CBGD

7. NCS.ThS Vũ Đình Toàn - CBGD

8. ThS Lê Thị Thanh Tâm - CBGD

9. NCS.ThS Nguyễn Văn Lâm - CBGD

10. NCS.ThS Kim Thị Thu Hương - CBGD

2. GIỚI THIỆU CHUNG LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN


Bộ môn Trắc địa cao cấp có lịch sử phát triển 50 năm cùng với sự phát triển của khoa Trắc địa - Bản đồ và Quản lý đất đai. Lúc đầu là bộ môn Trắc địa cao cấp - công trình, năm 1973 tách ra thành hai bộ môn là Trắc địa cao cấp và Trắc địa công trình. Trong suốt 50 năm xây dựng và phát triển bộ môn Trắc địa cao cấp đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển chung của Khoa, của Trường và của ngành Trắc địa. Trong giai đoạn mới, bộ môn Trắc địa cao cấp cần có phương hướng phát triển phù hợp, tiếp cận được những tiến bộ trên thế giới, đáp ứng yêu cầu trong nước

3. CƠ CẤU CÁN BỘ VIÊN CHỨC TRONG ĐƠN VỊ


Khi thành lập, bộ môn Trắc địa cao cấp chỉ có 10 thành viên. Sau 50 năm xây dựng và phát triển, đến nay đã có 40 cán bộ đã và đang công tác tại Bộ môn, trong đó có 03 tiến sĩ khoa học, 11 tiến sĩ. Có 02 thầy được phong chức danh Giáo sư có 05 thầy được phong chức danh Phó giáo sư. Bộ môn đã đóng góp cho Khoa và Trường nhiều cán bộ có năng lực và uy tín: 01 Bí thư Đảng ủy, Phó hiệu trưởng trường; 03 trưởng khoa; 01 trưởng phòng; 04 chủ tịch công đoàn khoa; 04 bí thư liên chi đoàn khoa. Trong quá trình phát triển của Bộ môn, có 05 thầy giữ cương vị Trưởng bộ môn.
Hiện nay, bộ môn Trắc địa cao cấp có tổng số 15 cán bộ (14 cán bộ giảng dạy và 01 cán bộ phục vụ giảng dạy). Trong đó bao gồm 01 PGS, 03 Tiến sĩ, 5 Thạc sỹ, 01 Nghiên cứu sinh đang học tập trong nước và 3 nghiên cứu sinh đang học tập ở nước ngoài (Đức, Úc, Pháp), 01 kỹ sư.

4. CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ PHÒNG THÍ NGHIỆM


Văn phòng bộ môn bao gồm 01 phòng làm việc gồm tương đối đầy đủ các thiết bị văn phòng như máy in, máy tính, đáp ứng đủ các yêu cầu làm việc đối với cán bộ. Ngoài ra, bộ môn còn có 01 phòng máy chiếu với cơ sở vật chất hiện đại như máy chiếu, hệ thống loa âm thanh để phục vụ các buổi họp quan trọng, các hội thảo seminar của khoa, tiếp khách quốc tế, phục vụ ngồi hội đồng bảo vệ thạc sĩ, tiến sĩ.
Phòng thí nghiệm bộ môn bao gồm 01 phòng học và 01 phòng nghiên cứu phục vụ công tác học tập, nghiên cứu khoa học của sinh viên, làm đồ án tốt nghiệp sinh viên, thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học của cán bộ. Hiện tại, phòng thí nghiệm Trắc địa cao cấp có 1 số máy móc sau:
+ 03 thước dây invar dùng phục vụ xây dựng cạnh chuẩn để kiểm định thiết bị đo khoảng cách.
+ 01 máy đo sâu hồi âm cầm tay.
+ 04 máy thu GPS 4600LS, 02 máy thu GPS GB-1000 và các phụ kiện kèm theo.

5. HOẠT ĐỘNG CHÍNH VÀ CÁC KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC


5.1. Công tác đào tạo

Bộ môn Trắc địa cao cấp tham gia giảng dạy các môn học liên quan đến chuyên ngành kỹ thuật trắc địa bản đồ, khoa trắc địa bản đồ và quản lý đất đai với cả 3 cấp bậc đào tạo: kỹ sư, cao học và tiến sĩ.
Hơn 50 năm qua, bộ môn đã đào tạo được 12 tiến sĩ, hơn 100 thạc sỹ và hàng nhìn sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành kỹ thuật trắc địa bản đồ và các lĩnh vực có liên quan.

5.2. Đề tài công trình NCKH và dự án

Bộ môn Trắc địa cao cấp có đội ngũ khoa học vững vàng, có một số thầy có trình độ và uy tín cao trong ngành Trắc địa. Bộ môn đã chủ trì 14 đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước và hợp tác quốc tế, 22 đề tài cấp bộ và cấp thành phố, 25 đề tài cấp cơ sở. Các đề tài này đã góp phần giải quyết các bài toán quan trọng về Trắc địa cao cấp của đất nước. Bộ môn đã công bố hơn 200 bài báo trên các tạp chí chuyên ngành trong và ngoài nước. Một số thầy của Bộ môn đã tham gia thực hiện Cụm công trình “Xây dựng Hệ quy chiếu và Hệ tọa độ quốc gia VN - 2000 và Ứng dụng Hệ định vị toàn cầu (GPS) vào đo đạc - bản đồ ở nước ta”, trong đó GS. TSKH. Đặng Hùng Võ và GS. TSKH. NGƯT. Phạm Hoàng Lân được Chủ tịch nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học và công nghệ năm 2005.

5.3. Quan hệ hợp tác Quốc tế, Doanh nghiệp và Đào tạo

Ngoài giảng dạy Bộ môn còn hợp tác đối ngoại với các đơn vị sản xuất trong nước như: Cục Bản đồ - Bộ tổng tham mưu, Cục Đo đạc - Bản đồ Việt Nam, Viện khoa học Đo đạc và Bản đồ, Trung tâm Trắc địa và Bản đồ biển - Tổng cục biển và hải đảo vv… và các nhà khoa học ngoài trường, Bộ môn Trắc địa cao cấp đã hợp tác với các cơ sở đào tạo quốc tế như: Trường Đại học Tổng hợp quốc gia Trắc địa và Bản đồ Mátxcơva (MIIGAiK - Liên Bang Nga), Học viện Mỏ - Luyện kim Crakov (Ba Lan), Đại học Vũ Hán (Trung Quốc), Đại học Tổng hợp Hannover (Đức), Đại học Tổng hợp hoàng gia Melbourne (Úc), Đại học Tổng hợp quốc gia Chongli (Đài Loan), Đại học Bách khoa Vácsava (Ba Lan).

5.4. Tài liệu, Sách, Giáo trình và Bài giảng

1. Lê Minh Tá Bùi(chủ biên) Khắc Luyên Nguyễn Văn Sáng, Đo trọng lực, Nhà xuất bản Giao thông Vận tải, 2017
2. Đặng Nam Chinh(chủ biên) Vũ Đình Toàn  Lê Thị Thanh Tâm. Bình sai lưới Trắc địa. Nhà xuất bản KHKT, năm 2015.
3. Dương Vân Phong (chủ biên), Công nghệ đo đạc biển, Đại học Mỏ-Địa chất Hà Nội, 2015
4. Phạm Hoàng Lân(chủ biên), Trắc địa lý thuyết, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, 2013
5. Dương Vân Phong,Giáo trình cao học: Nghiên cứu đại dương bằng các phương pháp trắc địa, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, 2013
6.  Dương Vân Phong (chủ biên) Nguyễn Gia Trọng, Xây dựng lưới trắc địa, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 2013.
7. Phạm Hoàng Lân(chủ biên) Đặng Nam Chinh Dương Vân Phong Vũ Văn Trí, Trắc địa cao cấp đại cương, Nhà xuất bản Giao thông vận tải, 2017
8. Nguyễn Văn Sáng(chủ biên), Đo cao vệ tinh, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, 2015
9. Phạm Hoàng Lân Đặng(chủ biên) Nam Chinh Dương Vân Phong Vũ Văn Trí, Trắc địa cao cấp đại cương, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, 2012
10. Đặng Nam Chinh(chủ biên), Đỗ Ngọc Đường, Định vị vệ tinh, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, 2012
11. Phan Văn Hiến (chủ biên), Phạm Quốc Khánh, Dương Vân Phong (hiệu đính), Xử lý số liệu quan trắc biến dạng, Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật, 2012
12.Đặng Nam Chinh,Các phương pháp trắc địa trong nghiên cứu địa động và chuyển dịch mặt đất, Bài giảng cao học- ĐH M-ĐC, 3/2011.
13.Đặng Nam Chinh, Hệ quy chiếu trắc địa. bài giảng cao học trường Đại học Mỏ - Địa chất, 2011.
14. Dương Vân Phong (chủ biên), Kiểm định thiết bị trắc địa, Đại học Mỏ-Địa chất Hà Nội, 2011
15. Dương Vân Phong (chủ biên), Nghiên cứu đại dương bằng các phương pháp trắc địa, Đại học Mỏ-Địa chất Hà Nội, 2010
16. Phạm Hoàng Lân, Định vị không gian, Trường đại học Mỏ - Địa chất, 2009
17. Dương Vân Phong (chủ biên), Trắc địa biển, Đại học Mỏ-Địa chất Hà Nội, 2009
18. Đặng nam Chinh,Hệ quy chiếu trắc địa – Bài giảng cao học,Đại học Mỏ-Địa chất, 2009
19. Đặng nam Chinh. Ứng dụng công nghệ GPS trong thành lập, hiện chỉnh và sử dụng bản đồ- Bài giảng cao học- ĐH MĐC, 2009.
20. Hoàng Ngọc Hà(chủ biên),Bình sai tính toán lưới Trắc địa và GPS, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, 2006
21. Hoàng Ngọc Hà(chủ biên), Trương Quang Hiếu,Cơ sở toán học xử lý số liệu trắc địa, Nhà xuất bản GTVT-Hà Nội, 2003
22. Dương Vân Phong (chủ biên), Xây dựng lưới trắc địa, Đại học Mỏ-Địa chất Hà Nội, 2002
23. Đặng Nam Chinh(chủ biên), Đỗ Ngọc Đường, Trắc địa cao cấp, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội, 2000.
24. Dương Vân Phong (chủ biên), Trắc địa mặt cầu (dành cho ngoại ngành), Đại học Mỏ-Địa chất Hà Nội, 1998
25. Dương Vân Phong (chủ biên), Bình sai lưới trắc địa (dành cho ngoại ngành), Đại học Mỏ-Địa chất Hà Nội, 1998
26. Dương Vân Phong (chủ biên), Trắc địa cao cấp ngoại nghiệp, Đại học Mỏ-Địa chất Hà Nội, 1998
27. Nguyễn Văn Châu(chủ biên), Trắc địa mặt cầu, Bài giảng Đại học Mỏ - Địa chất, 1998
28. Phạm Hoàng Lân(chủ biên), Cơ sở trắc địa biển,Bài giảng cho lớp cao học trắc địa,Trường Đại học Mỏ -Địa chất . 1998
29. Hoàng Trần Cửu(chủ biên), Giáo trình Trắc địa cao cấp. Trường Đại học Mỏ - Địa chất,1997
30. Phạm Hoàng Lân(chủ biên). Trọng lực trắc địa (tập I, II). Đại học Mỏ - Địa chất , 1973
31. Trịnh Ngọc Huệ(chủ biên) Phạm Hoàng Lân,Giáo trình thiên văn trắc địa,  Trường Đại học Mỏ - Địa chất, 1971.
32. Trịnh Ngọc Huệ(chủ biên),Giáo trình thiên văn cầu, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, 1969
33.Ngô Phúc Hưng(chủ biên), Đặng Hùng Võ. Lý thuyết bình sai lưới tam giác, Nhà xuất bản ĐH &THCN, 1978.

5.5. Sách chuyên khảo

1. Dương Thành Trung(chủ biên), Đỗ Văn Dương, Nguyễn Gia Trọng, Lã Phú Hiến, Hệ thống dẫn đường tích hợp INS/GNSS và các ứng dụng, Nhà xuất bản tài nguyên – môi trường và bản đồ Việt Nam, 2017.
2. Dương Vân Phong (chủ biên), Công nghệ trắc địa khám phá và khai thác biển Đông, Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật, 2016
3. Dương Vân Phong (chủ biên), Kiểm định thiết bị Trắc địa, Đại học Mỏ-Địa chất Hà Nội, 2017

5.6. Công tác đoàn thể

Bộ môn luôn tích cưc tham gia các hoạt động đoàn thể do công đoàn trường, đoàn thanh niên khoa tổ chức. Hiện nay, bộ môn có 01 cán bộ đang là phó chủ tịch công đoàn khoa trắc địa bản đồ và quản lý đất đai.

5.7. Công tác và hoạt động sinh viên

Để đáp ứng tốt nhu cầu học tập, trao đổi thông tin học tập của sinh viên, bộ môn đã tổ chức một tủ sách chuyên ngành cho sinh viên chuyên ngành kỹ thuật trắc địa mượn đọc tham khảo để nâng cao trình độ chuyên môn. Ngoài ra, đội ngũ cố vấn học tập và giáo viên chủ nhiệm của bộ môn luôn theo sát nắm đủ tình hình học tập của các lớp sinh viên được phân công để có thể kịp thời hỗ trợ các hoạt động của sinh viên. Đặc biệt, bộ môn còn thường kỳ tổ chức các buổi ngoại khóa đến thăm các đơn vị sản xuất và gửi sinh viên xuống đơn vị sản xuất để sinh viên học tập công nghệ mới, thích ứng kịp thời với sự thay đổi của công nghệ và đảm bảo có thể làm việc được ngay khi ra trường.

6. MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN


6.1. Công tác đào tạo

Để phù hợp với sự phát triển của khoa học, kỹ thuật, Bộ môn đã xây dựng các môn học mới ở bậc học đại học như: Trắc địa hình học; Hải đồ và sử dụng hải đồ; Hải dương học đại cương; Ứng dụng số liệu GNSS trong nghiên cứu tầng khí quyển trái đất; Xử lý số liệu định vị vệ tinh. Chương trình cao học cũng được bổ sung môn Đo trọng lực vệ tinh. Trên thế giới, nhiều công nghệ mới ra đời như: định vị vệ tinh (GNSS), đo cao từ vệ tinh (Altimetry), các dự án trọng lực vệ tinh (CHAMP, GRACE, GOCE), đo giao thoa cạnh đáy dài (VLBI), đo giao thoa radar tổng hợp (InSAR), đo laser đến vệ tinh (Satellite Laser Ranging), định vị quán tính (INS) …

6.2. Công tác cán bộ

Trong thời gian tới, bộ môn sẽ có thêm 4 tiến sỹ (01 trong nước và 03 từ nước ngoài về), kèm theo đó, một số cán bộ trẻ đang là thạc sỹ sẽ tiếp tục đi học nước ngoài để tăng tiềm lực nghiên cứu khoa học cũng như giảng dạy cho bộ môn, khoa và nhà trường.

6.3. Đề tài công trình NCKH và dự án

Tiếp tục triển khai thành công các đề tài đã được duyệt và đang được thực hiện.

6.4. Quan hệ hợp tác Quốc tế, Doanh nghiệp và Đào tạo

Tiếp tục phát huy và duy trì mối quan hệ với các đơn vị đã có. Tăng cường hợp tác nghiên cứu khoa học với các đơn vị sản xuất, nghiên cứu trong nước, các trường đại học nước ngoài.

6.5. Tài liệu, Sách, Giáo trình và Bài giảng

Tiếp tục động viên cán bộ giảng dạy viết sách và dịch các tài liệu mới nhằm đáp ứng kịp thời với nhu cầu của người học.

6.6. Công tác đoàn thể

Chủ động tham gia tích cực các hoạt động của nhà trường và khoa phát huy.

6.7. Công tác và hoạt động sinh viên

Tăng cường rà soát, giám sát chặt chẽ, động viên kịp thời để sinh viên tập trung học tập và nghiên cứu đạt kết quả cao. Tăng cường ngoại khóa và thực tập để sinh viên nắm được các công việc thực tế, đáp ứng nhu cầu sản xuất

7. KHEN THƯỞNG


7.1. Tập thể

+ Bằng khen cấp Bộ các năm học (1999-2000; 2000-2001; 2002-2003, 2005-2006)

7.2. Cá nhân

+ Giải thưởng Hồ Chí Minh về xây dựng hệ quy chiếu Quốc gia VN-2000: 02 người
+ Huân chương lao động hạng 3 và hạng 2: 05 lượt người.
+ Bằng khen thủ tướng Chính phủ: 04 lượt người.
+ Bằng khen cấp bộ giáo dục và đào tạo: 17 lượt người
+ Nhà giáo ưu tú: 02 người.
+ Huân chương kháng chiến chống Mỹ: 02 người.
+ Huy chương kháng chiến: 05 người
+ Huy chương và kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp giáo dục”: 10 người
+ Huy chương và kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp xây dựng tổ chức công đoàn”: 05 người
+ Huy chương vì thế hệ trẻ: 03 người
+ Bằng khen của công đoàn Giáo dục Việt Nam: 02 người
+ Chiến sỹ thi đua cấp Bộ: 02 người
+ Huân chương độc lập hạng 3: 01 người
+ Anh hùng lao động: 01 người
+ Huân chương Hữu nghị nhà nước Lào: 01 người
+ Bằng khen của Thành đoàn Hà Nội: 02 người
+ Bằng khen của Thành ủy Hà Nội: 01 người
+ Bằng khen của Trung ương đoàn TNCS HCM: 04 lượt người
+ Huy hiệu 30 năm và 60 năm tuổi Đảng: 03 người.