Bộ môn Địa chính

 Văn phòng: Phòng 10.04, nhà C12 tầng khu A Trường ĐH Mỏ - Địa chất

 Địa chỉ: Số 18, phố Viên, phường Đức Thắng, quận Bắc Liêm, TP. Hà Nội

 Điện thoại: 0243 8388474

 Email: diachinh@humg.edu.vn; bomondiachinh1997@gmail.com

LÃNH ĐẠO BỘ MÔN


GVC.TS Nguyễn Thị Kim Yến

Trưởng bộ môn

GVC.TS Phạm Thế Huynh

Phó Trưởng bộ môn

GVC.TS Đinh Hải Nam

Phó Trưởng bộ môn

1. ĐỘI NGŨ CÁN BỘ


1. GVC.TS Nguyễn Thị Kim Yến - Trưởng bộ môn, Phó Bí thư Đảng ủy khoa, Phó bí thư Chi bộ Trắc địa 3, Thư ký Hội đồng Khoa

2. GVC.TS Phạm Thế Huynh - Phó Trưởng bộ môn

3. GVC.TS Đinh Hải Nam - Phó Trưởng bộ môn

4. GVC.TS Nguyễn Thế Công - CBGD

5. GVC.ThS Nguyễn Thị Dung - CBGD

6. GVCC.TS Trần Thùy Dương - CBGD

7. TS Trần Xuân Miễn - CBGD

8. NCS.ThS Trần Đình Thành - CBGD

9. ThS Phạm Thị Kim Thoa - CBGD

10. ThS Đặng Thị Hoàng Nga - CBGD

11. ThS Phùng Minh Sơn - CBGD

12. KS Nguyễn Thị Hiền - CBGD

2. GIỚI THIỆU CHUNG LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN


Năm 1966, Khoa Mỏ - Địa chất được tách khỏi Trường đại học Bách Khoa để thành lập Trường Đại học Mỏ - Địa chất. Khoa Trắc địa là một trong những khoa chính của trường. Tuy nhiên, do chiến tranh, lũ lụt trường phải sơ tán lên Thái Nguyên, mãi đến năm 1991, cùng với Nhà trường, khoa Trắc địa mới chính thức “định cư” tại xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm - Hà Nội (nay là phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội).
Sau khi ổn định nơi công tác, Khoa Trắc địa (nay là Khoa Trắc địa - Bản đồ và Quản lý đất đai) đặt vấn đề xây dựng chương trình đào tạo một ngành mới về quản lý đất đai trong hệ thống các chuyên ngành đào tạo truyền thống của Khoa. Lúc đó đội ngũ cán bộ quản lý đất đai đang rất thiếu, Luật đất đai được Nhà nước ban hành và bắt đầu đi vào cuộc sống, đất đai trở nên quý giá đối với người sử dụng và vấn đề quản lý chặt chẽ đất đai cũng được đặt ra đối với cơ quan chức năng Nhà nước.
Đến năm 1992, chương trình đào tạo kỹ sư ngành Đo đạc địa chính đã chính thức được thông qua và cùng năm đó Khoa bắt đầu chiêu sinh khoá kỹ sư Đo đạc địa chính đầu tiên với 10 sinh viên. Qua thực tế 5 năm đào tạo chuyên ngành mới, đến mùa hè năm 1997 khoá kỹ sư Địa chính đầu tiên ra trường, lúc đó, trong khoa có khoảng 150 sinh viên các khoá từ 38 đến 41 đang theo học chuyên ngành địa chính và nhu cầu theo học ngành địa chính của sinh viên ngày càng tăng cao. Trước tình hình đó, nhu cầu cần có một bộ môn chuyên môn mạnh làm chức năng quản lý chuyên ngành đào tạo và tập trung đầu tư phát triển ngành mới đã trở nên cấp bách.
Ngày 10 tháng 11 năm 1997 Hiệu trưởng Trường Đại học Mỏ - Địa chất ra quyết định số 240/MĐC-TCCB thành lập Bộ môn Địa chính. Một tháng sau, ngày 11 tháng 12 năm đó, Nhà trường tổ chức công bố quyết định thành lập Bộ môn. Việc mở ngành địa chính và sự ra đời của Bộ môn Địa chính trong Khoa là một dấu ấn quan trọng trong quá trình mở rộng và phát triển của Khoa nói chung và ngành Địa chính nói riêng.

3. CƠ CẤU CÁN BỘ VIÊN CHỨC TRONG ĐƠN VỊ


Ngay từ những ngày đầu mới thành lập, bộ môn đã xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cán bộ từng bước vững về chuyên môn và nghiệp vụ giảng dạy. Sau hơn 20 năm tham gia công tác đào tạo và tự đào tạo, đến nay bộ môn đã có đội ngũ cán bộ vững vàng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ do Nhà trường giao cho. Trong thời gian qua đã có nhiều cán bộ đi học tập nâng cao trình độ chuyên môn. Đến nay trong số mười hai thành viên đã có 02 GVC, 9 GV và 01 CBPV; trong đó có 06 tiến sĩ, 01 NCS,  04 thạc sỹ và 01 kỹ sư.
Cán bộ của bộ môn đã và đang tham gia quản lý ở những vị trí cao trong khoa và nhà trường như: Chủ tịch công đoàn trường, Thường vụ Đảng uỷ trường, Đảng ủy viên trường, Trưởng Khoa, Phó trưởng Khoa, Bí thư Đảng uỷ khoa, Phó trưởng phòng Đào tạo Đại học. Lực lượng cán bộ trong bộ môn có năng lực chuyên môn tốt, tinh thần đoàn kết cao, trách nhiệm và nhiệt tình trong công việc được giao, tích cực tham gia các phong trào tập thể, phong trào thi đua của Khoa và Nhà trường.

4. CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ PHÒNG THÍ NGHIỆM

Phòng thí nghiệm Công nghệ Địa chính có địa chỉ tại phòng F204, khu A, Trường Đại học Mỏ - Địa chất với diện tích 40m2.
Trang thiết bị phòng thí nghiệm là cơ sở vật chất quan trọng và cần thiết để triển khai và thực hiện các hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học. Hệ thống các trang thiết bị phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học và giảng dạy, đào tạo cán bộ kỹ thuật chuyên ngành Địa chính, Quản lý đất đai bao gồm: Máy GPS, toàn đạc điện tử, máy tính, máy in, máy quét, máy chiếu, các loại máy đo đạc phục vụ các công trình nghiên cứu trên đất liền và biển, nguyên liệu, nhiên liệu, các công cụ, phần mềm chuyên dụng, phòng thí nghiệm và các phương tiện khác.
Phòng thí nghiệm Công nghệ Địa chính được bộ môn Địa chính xây dựng và phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu tối thiểu cho công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học của sinh viên, học viên và NCS thuộc bộ môn quản lý, cụ thể:
- Có một số trang thiết bị hiện đại của phòng thí nghiệm để sinh viên được thực hành, phát triển các kỹ năng nghề nghiệp theo công nghệ hiện đại trên các thiết bị mới mà hiện nay đang sử dụng trong các đơn vị sản xuất ở Việt Nam, đồng thời học tập nâng cao trình độ, tiếp cận khoa học công nghệ tiên tiến trên thế giới.
- Nâng cao chất lượng đào tạo, khắc phục tình trạng đào tạo không đáp ứng yêu cầu của thực tế sản xuất và tụt hậu về trình độ khoa học công nghệ so với các nước trong khu vực và thế giới.
- Đảm bảo kỹ năng thực hành trên các thiết bị hiện đại, thực tập đo đạc thực tế cho sinh viên chuyên ngành Địa chính, Quản lý đất đai. Nâng cao tính tự học, tự nghiên cứu trong sinh viên. Khắc phục tình trạng học chay của sinh viên, thực hành thành lập các mạng lưới tọa độ Địa chính bằng các thiết bị lạc hậu .
- Phục vụ công tác thí nghiệm của các cán bộ giảng dạy, NCS và học viên cao học trong việc hướng dẫn và hoàn thành luận văn, luận án.
- Hỗ trợ công tác nghiên cứu khoa học, phục vụ sản xuất cho CBGD, NCS trong bộ môn Địa chính

5. HOẠT ĐỘNG CHÍNH VÀ CÁC KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC


5.1. Công tác đào tạo
Các cán bộ trong Bộ môn luôn cập nhật công nghệ mới, chú trọng việc xây dựng chương trình đào tạo theo hướng đáp ứng nhanh yêu cầu đổi mới công nghệ trong sản xuất. Các kỹ sư ra trường, ngoài kiến thức về khoa học đại cương và kiến thức trắc địa bản đồ được trang bị các kiến thức ngành địa chính và công nghệ tin học đáp ứng yêu cầu của các đơn vị sản xuất. Bên cạnh đó, với nhiều giảng viên am hiểu lập trình đã xây dựng các phần mềm ứng dụng được đánh giá cao trong thực tiễn và đào tạo các kỹ sư ra trường chủ động trong công việc của mình.
Thời gian đầu mới thành lập, các cán bộ của bộ môn đều có chuyên môn trắc địa bản đồ nên phải bỏ rất nhiều công sức nghiên cứu, học tập để có thể đảm nhận các giáo trình mới, tuy nhiên vẫn phải nhờ các cán bộ ngoài trường giảng dạy 4 môn học. Đến nay các cán bộ giảng dạy của bộ môn đã đảm nhận được toàn bộ các môn học trong chương trình đào tạo. Năm 2014, được sự giúp đỡ của Nhà trường và Khoa, Bộ môn đã xây dựng thành công Đề án mở ngành Quản lý đất đai, năm học 2015-2016 đón khóa sinh viên đầu tiên ngành Quản lý đất đai với khoảng 60 sinh viên. Hơn 20 năm qua Bộ môn đã có những thành tích đáng tự hào trong công tác đào tào:
Bậc cao đẳng: Đã tốt nghiệp 360 sinh viên
Bậc đại học: Đã tốt nghiệp 1568 sinh viên, hiện đang theo học 403 sinh viên
Bậc sau đại học: Đã có 58 học viên tốt nghiệp và 10 học viên đang theo học, 02 Tiến sỹ đã tốt nghiệp và 02 NCS đang theo học.
5.2. Đề tài công trình NCKH và dự án
Bên cạnh công tác giảng dạy và đào tạo, các cán bộ trong Bộ môn đã và đang tích cực tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học và phục vụ sản xuất và tham gia 01 đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước năm 1986 và tham gia 06 đề tài cấp Bộ, hàng chục đề tài cấp cơ sở và chủ sở hữu bản quyền tác giả của phần mềm Picknet. Đồng thời các cán bộ trong bộ môn cũng đã công bố hàng trăm bài báo trên các tạp chí trong và ngoài nước.
Mặc dù đảm nhiệm một khối lượng lớn về công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học, nhưng là một bộ môn đào tạo ngành và chuyên ngành liên quan đến Quản lý tài nguyên đất đai, nên phương châm của bộ môn luôn “học đi đối với hành”. Chính vì vậy, hàng năm các cán bộ trong bộ môn tích cực tham gia hợp tác với các cơ quan quản lý đất đai, các doanh nghiệp ký kết các hợp đồng sản xuất vừa  nâng cao trình độ chuyên môn, vừa nắm bắt sự phát triển khoa học công nghệ đồng thời còn là cơ hội thực hành tay nghề cho sinh viên trước khi ra trường đáp ứng với yêu cầu thực tế. Các cán bộ trong bộ môn đã xâm nhập thực tế, khắc phục khó khăn, tìm kiếm công việc, ký kết nhiều hợp đồng chuyển giao công nghệ và phục vụ sản xuất như: đo vẽ bản đồ địa chính, bản đồ địa hình; điều tra, kiểm kê đất đai; quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch tái định cư ở nhiều tỉnh thành trên cả nước. Tiêu biểu là một số đề tài:

  • Cấp Nhà nước

1. Định vị Elipxoid trái đất, xác định tọa độ lệch dây dọi và dị thường độ cao, Mã số , Tham gia, Nghiệm thu 1986

  • Cấp Bộ

1. Nghiên cứu quy trình đo đạc, xử lý dữ liệu trong quan trắc chuyển dịch thẳng đứng bề mặt trái đất trên phạm vi cục bộ, Mã số, Nghiệm thu 01/1993
2. Nghiên cứu ứng dụng phương pháp hiện đại để điều tra, lập bản đồ công trình ngầm một khu vực của thành phố Hà Nội, Mã số, Nghiệm thu 2005
3. Nghiên cứu quy trình công nghệ chuẩn hóa hệ tọa độ, chính xác hóa và hiện chỉnh bản đồ địa chính, Mã số B2003-36-58, Nghiệm thu 5/2005
4. Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ chuẩn hoá hệ tọa độ, chính xác hoá và hiện chỉnh bản đồ địa chính, Mã số B2003-36-58, Nghiệm thu 2005
5. Nghiên cứu xây dựng một hệ thống tiện ích đồ họa chuyên ngành phục vụ cho công tác thành lập bản đồ số, Mã số, Nghiệm thu 2006
6. Nghiên cứu xây dựng các đối tượng đồ họa phục vụ quá trình tự động hóa thành lập bản đồ địa chính trong điều kiện Việt Nam, Mã số B2008-02-51, Nghiệm thu 2011
7. Nghiên cứu xây dựng phần mềm đồ họa độc lập để làm cơ sở phát triển hệ thống thông tin địa lý, Mã số B2013-02-11, Nghiệm thu 2015
8. Nghiên cứu phương pháp xác định độ cao địa hình mặt biển bằng số liệu đo cao vệ tinh trên Biển Đông, Mã số B2014-02-18, Nghiệm thu 2016

  • Cấp cơ sở

1. Thế chấp giá trị quyền sử dụng đất - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Mã số, Nghiệm thu 25/12/2004
2. Đánh giá tiềm năng đất huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định, Mã số, Nghiệm thu năm 2001.
3. Thế chấp giá trị quyền sử dụng đất - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Mã số, Nghiệm thu 25/12/2004
4. Thành lập phần mềm Pickdata – Xử lý dữ liệu thuộc tính trong biên tập bản đồ địa chính, Mã số T21-2004, Nghiệm thu 12/2004
5. Thành lập phần mềm PickComm – Xử lý dữ liệu đo trút từ máy toàn đạc điện tử, Mã số T27-2006, Nghiệm thu 03/11/2006
6. Đánh giá sự tác động của luật Đất đai 2003 đến sự hình thành và phát triển thị trường bất động sản, Mã số T43/09, Nghiệm thu 25/12
7. Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý bất động sản phường Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội, Mã số T48/09, Nghiệm thu 12/2009
8. Thực trạng việc vận dụng phương pháp so sánh trong định giá bất động sản tại Việt Nam, Mã số
9. Nghiên cứu phần mềm ArcGIS server trong việc xây dựng hệ thống WebGIS để tích hợp, phân phối bản đồ điện tử trên mạng Internet, Mã số T53/10, Nghiệm thu 12/2010
10. Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện cơ chế tài chính đất đai, nhà ở góp phần quản lý hiệu quả thị trường bất động sản, Mã số T43/12, Nghiệm thu 10/12/2012
11. Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện cơ chế tài chính đất đai, nhà ở góp phần quản lý hiệu quả thị trường bất động sản, Mã số T43/12, Nghiệm thu 10/12/2012
12. Nghiên cứu xây dựng phần mềm khai thác cơ sở dữ liệu địa chính, Mã số T13-24, Nghiệm thu 12/2013
13. Nghiên cứu các thuật toán xây dựng và biên tập mô hình số địa hình, Mã số T14-27, Nghiệm thu 18/12/2014
14. Nghiên cứu ứng dụng mô hình toán tối ưu đa mục tiêu dự báo nhu cầu sử dụng đất tại huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang, Mã số T16-25, Nghiệm thu 28/11/2016
5.3. Quan hệ hợp tác Quốc tế, Doanh nghiệp và Đào tạo
Trong việc triển khai các nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học bộ môn đã mở rộng quan hệ hợp tác hiệu quả với các cơ quan trong nước (như các đơn vị thuộc Cục bản đồ quân đội, Bộ tài nguyên Môi trường, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam …) Bộ môn có mối quan hệ tốt với các doanh nghiệp trong nước về đào tạo và hợp tác sản xuất. Những kỹ sư, thạc sỹ, tiến sỹ được đào tạo tại Bộ môn, đại bộ phận đã đáp ứng tốt yêu cầu công việc chuyên môn, có đóng góp tích cực, hiệu quả cho các cơ sở sản xuất và nghiên cứu. Trong số các kỹ sư, thạc sỹ và tiến sỹ của Bộ môn, nhiều người đã công tác và nắm giữ những vị trí lãnh đạo chủ chốt của các đơn vị thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trung tâm viễn thám Quốc gia, Cục Đo đạc và bản đồ Việt Nam, Viện Khoa học đo đạc và bản đồ… Bộ môn đã hợp tác với các cơ sở đào tạo quốc tế như: Trường Đại học Tổng hợp quốc gia Trắc địa và Bản đồ Mátxcơva (MIIGAiK - Liên Bang Nga).
5.4. Tài liệu, Sách, Giáo trình và Bài giảng

  • Sách, Giáo trình và Bài giảng

1. Nguyễn Trọng San, Đào Quang Hiếu, Đinh Công Hòa, Trắc địa cơ sở 2, NXB Xây dựng, 1998. Đã tái bản lần 2 năm 2010, 1998.
2. Nguyễn Trọng San, Đo đạc địa chính (Tái bản), Trường Đại học Mỏ - Địa chất, 2005
3. Nguyễn Trọng San, Đo đạc địa chính (Dùng cho các trường TH chuyên nghiệp), NXB Hà Nội, 2006
4. Nguyễn Trọng San, Địa chính đại cương, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, 2008
5. Nguyễn Thị Dung, Luật và Quản lý Nhà nước về đất đai, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, 2008
6. Nguyễn Trọng San, Đào Quang Hiếu, Đinh Công Hòa, Trắc địa cơ sở 1, NXB Xây dựng, 1998. Đã tái bản lần 2 năm 2010.
7. Trần Thùy Dương (Chủ biên) - Nguyễn Thị Kim Yến, Đặng Thị Hoàng Nga - Phạm Thị Kim Thoa, Hệ thống thông tin đất đai 2, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, 2016
8. Nguyễn Thế Công, Thiết kế và xây dựng hệ thống thông tin đất đai, Nhà xuất bản giao thông vận tải, 2016

  • Sách chuyên khảo

1. Trần Thùy Dương (Chủ biên), Phạm Thế Huynh, Đinh Hải Nam, Kỹ thuật lập trình trong Trắc địa, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, 2016
5.5. Công tác đoàn thể
Bộ môn luôn tích cực tham gia các hoạt động đoàn thể do công đoàn trường, đoàn thanh niên khoa tổ chức. Hiện nay, bộ môn có 01 cán bộ đang là phó Bí thư Chi đoàn cán bộ khoa Trắc địa - Bản đồ và Quản lý đất đai.
5.6. Công tác và hoạt động sinh viên
Việc tham gia và chủ trì nhiều đề tài các cấp đã góp phần quan trọng trong việc trau dồi kinh nghiệm và trình độ nghiên cứu cho đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cán bộ trẻ. Ngoài ra, các cán bộ trong Bộ môn còn tích cực tham gia hướng dẫn sinh viên các khoá làm nghiên cứu khoa học hàng năm và đạt giải thưởng cao. Mỗi năm các cán bộ Bộ môn tham gia hướng dẫn 01-02 đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên. Tính đến năm 2017 Bộ môn đã hướng dẫn được hơn 20 đề tài.
Các cán bộ được phân công làm cố vấn học tập, Giáo viên chủ nhiệm các  lớp của khoa luôn tận tụy, chỉ dạy, hướng dẫn và đồng hành cùng sinh viên trong các hoạt động tập thể.

6. MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN


6.1. Công tác đào tạo
Trong thời gian tới Bộ môn phấn đấu phát triển vững mạnh toàn diện, phát huy vai trò đầu tàu trong đào tạo, nghiên cứu khoa học lĩnh vực quản lý đất đai phục vụ phát triển kinh tế của đất nước;
- Bổ sung, đào tạo cán bộ để tăng cường năng lực của Bộ môn;
- Bổ sung, hoàn thiện giáo trình, bài giảng;
- Xây dựng và nâng cao chất lượng phòng thí nghiệm phục vụ công tác đào tạo bậc đại học và sau đại học;
- Phối hợp với các đơn vị mở các khoá đào tạo ngắn hạn và dài hạn;
- Hoàn thiện các chương trình đào tạo chuyên ngành đã có đảm bảo tính cơ bản, hiện đại tiếp cận công nghệ mới; Cùng với các bộ môn khác trong khoa tích cực tham gia xây dựng chương trình đào tạo chất lượng cao;
- Nghiên cứu xây dựng và triển khai mở hệ đào tạo cao học cho ngành Quản lý đất đai.
- Đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.
- Tiếp tục xây dựng dự án phòng thí nghiệm, tăng cường thiết bị cho bộ môn để nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học.
6.2. Công tác cán bộ
- Nâng cao trình độ, năng lực cán bộ giảng dạy đáp ứng yêu cầu đào tạo, nghiên cứu và phục vụ sản xuất;
- Xây dựng chương trình học thuật của Bộ môn và thường xuyên kiểm tra công tác giảng dạy;
- Chủ trì, tham gia, tư vấn các đề tài nghiên cứu khoa học và dự án sản xuất các cấp trong các lĩnh vực quản lý đất đai;
- Tăng cường hợp tác trong và ngoài nước để nâng cao năng lực của Bộ môn, đáp ứng yêu cầu tiến bộ khoa học phục vụ sản xuất.
- Tích cực bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn cho các cán bộ để hình thành các nhóm chuyên môn sâu mạnh về Công nghệ địa chính và Quản lý đất đai đặc biệt chú trọng các hướng chuyên môn về  Quy hoạch, Pháp luật, Quản lý đất đai, Bất động sản, tiến tới thành lập bộ môn mới Quản lý đất đai.
- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cán bộ sát thực và khả thi, tiếp tục cử cán bộ làm nghiên cứu sinh, học bằng 2; kiên quyết chỉ đạo, đôn đốc hoàn thành các kế hoạch bồi dưỡng đã dự kiến;
- Khuyến khích cán bộ học tập nâng cao trình độ tiếng Anh, tìm kiếm cơ hội học tập nâng cao trình độ ở nước ngoài;
6.3. Đề tài công trình NCKH và dự án
- Tiếp tục xây dựng dự án phòng thí nghiệm, tăng cường thiết bị cho bộ môn để nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học.
- Đăng ký đề tài nghiên cứu khoa học các cấp, cố gắng đăng ký được 01 đề tài cấp Nhà nước và 02 đề tài cấp Bộ; tăng cường viết bài báo trên các tạp chí quốc tế có uy tín; đẩy mạnh công tác chuyển giao công nghệ và sản xuất.
- Triển khai xây dựng “Trung tâm tư vấn bất động sản”.
6.4. Quan hệ hợp tác Quốc tế, Doanh nghiệp và Đào tạo
Tiếp tục phát huy và duy trì mối quan hệ với các đơn vị đã có. Tăng cường hợp tác nghiên cứu khoa học với các đơn vị sản xuất, nghiên cứu trong nước, các trường đại học nước ngoài.
6.5. Tài liệu, Sách, Giáo trình và Bài giảng
Tiếp tục động viên cán bộ giảng dạy viết sách và dịch các tài liệu mới nhằm đáp ứng kịp thời với nhu cầu của người học.
6.6. Công tác đoàn thể
Chủ động tham gia tích cực các hoạt động của nhà trường và khoa phát động.
6.7. Công tác và hoạt động sinh viên
Tăng cường rà soát, giám sát chặt chẽ, động viên kịp thời để sinh viên tập trung học tập và nghiên cứu đạt kết quả cao. Tăng cường hoạt động ngoại khóa và thực tập, thực hành để sinh viên nắm được các công việc thực tế, đáp ứng nhu cầu sản xuất.

7. KHEN THƯỞNG

7.1. Tập thể
Trong thời gian qua, các cán bộ thuộc bộ môn Địa chính đã phấn đấu không ngừng, lập nhiều thành tích xuất sắc trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ sản xuất nên đã được Nhà nước và các cấp khen tặng nhiều phần thưởng cao quý như:
     - 01 Huân chương lao động hạng 3;
     - 01 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ;
     - 11 Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
     - 02 Bằng khen của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam;
     - 01 Huy chương vì sự nghiệp giáo dục;
     - 01 Huy chương vì thế hệ trẻ;
     - 01 Huy chương vì sự nghiệp công đoàn.
7.2. Cá nhân
Ngoài những thành tích mà tập thể đạt được còn có rất nhiều thành tích mà các thầy cô giáo trong Bộ môn đã đạt được cụ thể như sau:
+ Nhà giáo ưu tú: PGS.TS. Nguyễn Trọng San
+ Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo: PGS.TS. Nguyễn Trọng San , GVC.TS.Trần Thùy Dương, TS.Phạm Thế Huynh ,TS.Nguyễn Thế Công, TS.Nguyễn Thị Kim Yến, NCS.ThS.Trần Đình Thành.
+ Kỷ niệm chương vì sự nghiệp Tài nguyên và Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) : GVC.TS.Trần Thùy Dương