Tổ máy Trắc địa

 Văn phòng: Tầng 2 Nhà B2, Khu A Trường ĐH Mỏ - Địa chất

 Địa chỉ: Số 18, phố Viên, phường Đức Thắng, quận Bắc Liêm, TP. Hà Nội

 Điện thoại: 02437524467

 Email: maytdmdc@gmail.com

 

LÃNH ĐẠO TỔ MÁY


ThS Nguyễn Thế Hiệp

Tổ trưởng

 

1. ĐỘI NGŨ CÁN BỘ


1. ThS Nguyễn Thế Hiệp - Tổ trưởng, Phó bí thư chi bộ trắc địa 2

2. ThS Nguyễn Quang Thắng - Nhân viên hành chính

3. ThS Nguyễn Thị Mến - Nhân viên hành chính

4. ThS Cù Thị Thu Hà - Nhân viên hành chính

2. GIỚI THIỆU CHUNG LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN


Cùng với sự ra đời của trường đại học Mỏ - Địa chất (15-11-1966), khoa Trắc địa cũng được thành lập. Trong thời gian này, lực lượng cán bộ, giáo viên còn thiếu nên khoa chỉ có 3 bộ môn: bộ môn Trắc địa cao cấp công trình, bộ môn Trắc địa phổ thông, bộ môn Trắc địa ảnh bản đồ. Các thiết bị, máy trắc địa của khoa chủ yếu là do Phòng bản đồ Bộ tổng tham mưu (nay là Cục đo đạc bản đồ Bộ TTM) chuyển giao lại. Mặt khác, vì mới được hình thành nên cơ sở vật chất còn rất thiếu thốn, các phòng thí nghiệm chưa thể đáp ứng đủ cho nhu cầu đào tạo, không có kho và các phương tiện bảo quản máy quang học nên số thiết bị này phải phân chia cho nhiều bộ môn quản lý. Công tác đào tạo kỹ sư trắc địa cần phải kết hợp các ngành của nhiều bộ môn và tất cả các thiết bị, khi đó các máy trắc địa lại nằm rải rác ở các bộ môn, điều này gặp khó khăn cho việc điều hành các thiết bị phục vụ thực tập của sinh viên. Mặt khác do thiếu phương tiện và chưa có kinh nghiệm về chuyên môn bảo trì máy quang học nên thường bị ẩm mốc nhiều. Xuất phát từ tình hình thực tế đã ý tưởng tập trung máy trắc địa lại một nơi để dễ bảo quản, sửa chữa, dễ điều hành, điều động nên Khoa trắc địa đã kiến nghị Nhà trường đề nghị với Bộ đại học và trung học chuyên nghiệp (nay là Bộ giáo dục và đào tạo) thành lập Tổ máy trắc địa với nhiệm vụ quản lý toàn bộ các máy và dụng cụ đo đạc của khoa.
Tháng 10 năm 1972, Bộ đại học và trung học chuyên nghiệp đã ra quyết định chính thức thành lập Tổ máy trắc địa theo đề nghị của Nhà trường với Bộ. Theo quyết định này, Tổ máy trắc địa có nhiệm vụ giảng dạy môn máy trắc địa, bảo trì các thiết bị trắc địa và hướng dẫn thực hành máy.

3. CƠ CẤU CÁN BỘ VIÊN CHỨC TRONG ĐƠN VỊ


Ngày mới thành lập, Tổ máy trắc địa lúc bấy giờ mới chỉ có 4 người: 2 cán bộ giảng dạy và 2 cán bộ phục vụ.
Sau 45 năm xây dựng và trưởng thành, Tổ máy Trắc địa đã có một đội ngũ cán bộ dày dạn kinh nghiệm, đầy nhiệt huyết với sự nghiệp trồng người: ThS. Hoàng Lê Minh, ThS. Nguyễn Thế Hiệp, ThS. Nguyễn Thị Mến, ThS. Nguyễn Quang Thắng, ThS. Cù Thị Thu Hà, ThS. Vũ Trung Rụy, đã được chuẩn hoá về trình độ chuyên môn và luôn nâng cao hơn nữa về khả năng sửa chữa, kiểm định và hiệu chuẩn các máy trắc địa thế hệ mới

4. HOẠT ĐỘNG CHÍNH VÀ CÁC KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC


Khi mới thành lập cơ sở vật chất yếu kém không đảm bảo yêu cầu cho việc bảo quản các thiết bị quang học có độ chính xác cao.Tổ máy đã kiến nghị với nhà trường cho 2 người đi học sửa chữa máy tại xưởng quang học quân đội.Từ khi Tổ máy đã tự sửa chữa, bảo dưỡng được các máy thì nhà trường đã giảm đi một số lượng lớn kinh phí sửa chữa máy quang học, đồng thời chủ động hơn trong công tác điều phối các máy trắc địa cho sinh viên thực tập.
Tổ máy trắc địa không những sữa chữa, bảo dưỡng máy, hướng dẫn sinh viên sử dụng máy mà còn đào tạo các cán bộ sửa chữa máy trắc địa cho trường trung học Kỹ thuật Mỏ (nay là trường Cao đẳng Mỏ - Quảng Ninh).
Năm 2007 từ sự hợp tác của Khoa trắc địa với tập đoàn máy trắc địa Nam Phương cùng với nhu cầu cấp bách của Tổ máy về đào tạo cán bộ sửa chữa máy toàn đạc điện tử và thủy chuẩn điện tử, được sự giúp đỡ của tập đoàn Nam Phương, sự đồng ý của Ban giám hiệu và Ban chủ nhiệm Khoa tạo điều kiện cho 02 cán bộ của tổ máy là: đồng chí Vũ Trung Rụy và đồng chí Hoàng Lê Minh, đi sang nhà máy sản xuất máy toàn đạc điện tử của tập đoàn Nam Phương tại Thường Châu, Trung Quốc học sửa chữa máy toàn đạc điện tử. Từ kết quả học được tại tập đoàn Nam Phương kết hợp với sự tinh thần yêu nghề đã tìm tòi, học hỏi và hợp tác với các chuyên gia sửa chữa máy của hãng Leica, Topcon, Nikon, Sokkia trong và ngoài nước đến nay cán bộ Tổ máy đã sửa chữa được máy toàn đạc điện tử của các hãng.
Bên cạnh các nhiệm vụ phục vụ đào tạo của nhà trường, Tổ máy còn phải tự đào tạo mình để có thể tiến cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, viết nhiều sách hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc điện tử. Đến nay các cán bộ trong tổ không những đã sửa chữa hiệu chỉnh được hầu hết các máy trắc địa, mà còn có đồng chí Hoàng Lê Minh cùng công ty Cổ phần trắc địa và Thiết bị MP nghiên cứu chế tạo thành công máy chỉnh trục (Collimators)

  • Biên dịch và viết hướng dẫn sử dụng máy: với sự phát triển của công nghệ hiện nay việc biên dịch và viết hướng dẫn sử dụng là nhiệm vụ cần thiết trong công tác truyền tải công nghệ mới đến sinh viên cũng như các cán bộ quan tâm. Đến nay, các cán bộ trong tổ đã biên dịch và viết sách hướng dẫn được 08 các loại thiết bị.
  • Nghiên cứu, gia công và chế tạo: Chính vì có sự vươn lên không ngừng đó nên các thành viên trong tổ đã tự và kết hợp với các đơn vị sản suất nghiên cứu gia công và chế tạo ra các máy phục vụ sản suất và phục vụ sửa chữa: Năm 1998 cải tiến máy thủy bình Koni 007 thành máy chiếu đứng phục vụ cho việc chuyển trục công trình lên cao. Năm 2014 đồng chí Hoàng Lê Minh cùng công ty Cổ phần trắc địa và Thiết bị MP đã nghiên cứu, gia công và chế tạo thành công máy chỉnh trục (collimater) phục vụ hiệu chỉnh máy kinh vĩ, máy toàn đạc điện tử, máy thủy chuẩn.
  • Hợp tác: Năm 1988 chuyên gia Liên Xô cùng cán bộ Tổ máy trao đổi kinh nghiệm sửa chữa máy trắc địa. Với sự phát triển của khoa học công nghệ ngày càng lớn mạnh, các đơn vị sản xuất cũng như các trường đào tạo dần thay thế máy kinh vĩ, máy thủy chuẩn quang học sang sử dụng máy toàn đạc điện tử, chính vì lẽ đó và sự quan hệ, hợp tác giữa tập đoàn máy trắc địa Nam Phương với Tổ máy trắc địa, Khoa trắc địa. Năm 2007 được sự giúp đỡ đào tạo sửa chữa máy toàn đạc điện tử của tập đoàn máy trắc địa Nam Phương cho cán bộ Tổ máy trắc địa và sự đồng ý của Ban giám hiệu. Khoa trắc địa đã cử 02 cán bộ của tổ máy là: đồng chí Vũ Trung Rụy và đồng chí Hoàng Lê Minh, đi sang nhà máy sản xuất máy toàn đạc điện tử của tập đoàn Nam Phương tại Thường Châu, Trung Quốc học sửa chữa máy toàn đạc điện tử. Từ kết quả học được tại tập đoàn Nam Phương kết hợp với sự tinh thần yêu nghề ham tìm tòi, học hỏi và luôn quan tâm đến hợp tác với các chuyên gia sửa chữa máy của hãng Leica, Topcon, Nikon, Sokkia trong và ngoài nước đến nay cán bộ Tổ máy đã sửa chữa được máy toàn đạc điện tử của các hãng.

5. MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN


Các thành viên trong tổ tiếp tục nâng cao kỹ năng tiếp cận và thu nhận thông tin, nắm vững các công nghệ mới hiện nay. Biên soạn và viết hướng dẫn sử dụng cho các loại máy công nghệ mới như máy bay không người lái, máy định vị vệ tinh, máy quét laze... Tiếp tục liên kết với các hãng sản xuất máy Trắc địa đào tạo các cán bộ trong Tổ hoàn thành mục tiêu sử dụng và sửa chữa thành thạo các loại máy công nghệ mới, giúp sinh viên tiếp cận công nghệ mới nhanh chóng. Chúng tôi tin tưởng rằng trong thời gian tới Tổ máy Trắc địa sẽ phát triển một cách toàn diện dựa trên nền tảng mà các thế hệ đã dày công vun đắp cùng tinh thần yêu nghề của thế hệ cán bộ hiện tại.

6. KHEN THƯỞNG


Cũng trong quá trình xây dựng và trưởng thành, Tổ máy Trắc địa đã luôn luôn phấn đấu hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao và liên tục đạt tổ lao động tiên tiến. Các thành viên trong tổ nhiều năm đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua, lao động tiên tiến trong đó có 03 thành viên được tặng thưởng huy chương "Vì sự nghiệp giáo dục".