Bộ môn Trắc địa phổ thông và Sai số

 Văn phòng: Phòng 10.07, nhà C12 tầng khu A Trường ĐH Mỏ - Địa chất

 Địa chỉ: Số 18, phố Viên, phường Đức Thắng, quận Bắc Liêm, TP. Hà Nội

 Điện thoại: 024.37550807

 Email: tracdiaphothong@humg.edu.vn

LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ


TS Dương Thành Trung

Trưởng Bộ môn

GVC.TS Lưu Anh Tuấn

Phó Trưởng Bộ môn

ThS Hoàng Thị Thủy

Phó Trưởng Bộ môn

1. ĐỘI NGŨ CÁN BỘ


1. TS Dương Thành Trung - Trưởng Bộ môn

2. GVC.TS Lưu Anh Tuấn - Phó Trưởng Bộ môn, Phó bí thư chi bộ Trắc địa 1

3. NCS.ThS Hoàng Thị Thủy - Phó Trưởng Bộ môn

4. GS.TSKH.GVCC Hoàng Ngọc Hà - CBGD

5. PGS.TS.GVCC Nguyễn Quang Minh - CBGD

6. ThS Trần Anh Tuấn - CBGD

7. TS Nguyễn Thị Thu Hương - CBGD

8. NCS.ThS Lê Ngọc Giang - CBGD

9. ThS Hoàng Anh Tuấn - CBGD

10. ThS Trương Minh Hùng - CBGD

2. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN


Bộ môn Trắc địa xuất hiện đầu tiên từ những năm 1956 - 1957 ở trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Nhiệm vụ chính của Bộ môn là truyền thụ kiến thức Trắc địa phổ thông để phục vụ cho các ngành kinh tế quốc dân.
Năm 1966, khoa Mỏ - Địa chất được tách khỏi Trường đại học Bách Khoa để thành lập trường Đại học Mỏ - Địa chất. Khoa Trắc địa là một trong những khoa chính của trường. Một số cán bộ của Bộ môn Trắc địa ở trường ĐH Bách Khoa tiếp tục công tác tại khoa Trắc địa như các thầy Vũ Văn Uý, Nguyễn Thái Hiến, Đỗ Hữu Hinh, Đào Công Hiếu, Nguyễn Văn Châu, Vũ Văn Chương. Để tăng cường lực lượng cán bộ cho Bộ môn sau năm 1975, một số sinh viên khoá 17 và khóa 18 đã được giữ lại làm các bộ giảng dạy của Bộ môn. Với đặc điểm nêu trên, Bộ môn chúng tôi khó có thể khẳng định được ngày sinh và tuổi tác của mình! Chỉ biết rằng, trong suốt quá trình hình thành và phát triển nó luôn là một Bộ môn độc lập (không ghép với các Bộ môn khác) và đảm nhận vai trò là “viên gạch đầu tiên”, “cánh cửa đầu tiên” của “ngôi nhà Trắc địa - Bản đồ và Quản lý đất đai” thân yêu của chúng ta. Không những thế, trang viết này cũng khó có thể liệt kê đầy đủ các thành viên của Bộ môn trong ngót gần nửa thế kỷ qua mà chỉ có thể điểm tên những thầy giáo đã từng phụ trách Bộ môn qua các thời kỳ như thầy giáo Đỗ Hữu Hinh, Phan Văn Hiến, Nguyễn Văn Tư, Vy Trường, Nguyễn Đức Hợp, Nguyễn Trọng San và Hoàng Ngọc Hà.

3. CƠ CẤU CÁN BỘ VIÊN CHỨC TRONG ĐƠN VỊ


Hiện nay bộ môn Trắc địa phổ thông và sai số có 14 thành viên, trong đó có 1 GS. TSKH, 1 PGS.TS, 1 GVC.TS, 3 TS, 3 ThS, 5 NCS trong nước. Các thành viên trong bộ môn Trắc địa phổ thông và sai số đã tham gia nhiều công trình nghiên cứu khoa học và phục vụ sản xuất, sớm nắm bắt và đi đầu trong việc ứng dụng và chuyển giao công nghệ mới trong lĩnh vực trắc địa bản đồ.

4. CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ PHÒNG THÍ NGHIỆM


Hiện nay Bộ môn Trắc địa phổ thông và sai số đang quản lý 01 phòng thí nghiệm, Phòng thí nghiệm có nhiệm vụ đào tạo sinh viên, học viên cao học ngành Trắc địa các kỹ năng thực hành nghề nghiệp quan trọng như đo ghi, chỉnh lý, xử lý số liệu, minh giải tài liệu… Cùng với đó là giới thiệu cho các sinh viên ngoại ngành về cơ sở thực hành của các phương pháp đo đạc.
Mục tiêu phát triển phòng thí nghiệm: Xây dựng một phòng thí nghiệm với đầy đủ các trang thiết bị, máy móc hiện đại có thể đáp ứng được nhu cầu tối thiểu về công tác đo đạc, xử lý và phân tích dữ liệu, để phục vụ cho công tác đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao: Kĩ sư, thạc sĩ, tiến sĩ chuyên ngành Trắc địa, có đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu hoa học…

5. HOẠT ĐỘNG CHÍNH VÀ CÁC KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC


5.1. Công tác đào tạo

Hiện nay, Bộ môn có nhiệm vụ đào tạo kỹ sư Trắc địa bản đồ và quản lý đất đai theo hướng chuyên sâu: Trắc địa Địa hình và Xử lý số liệu.
Bộ môn tiến hành đào tạo sau đại học bao gồm đào tạo: Thạc sĩ kỹ thuật ngành: Kỹ thuật trắc địa - bản đồ, mã số: 60520503 , Tiến sĩ ngành:Kỹ thuật trắc địa - bản đồ, mã số:62520503.

5.2. Đề tài công trình NCKH và dự án

Ngoài đào tạo, bộ môn Trắc địa phổ thông và sai số đang đẩy mạnh công tác NCKH phục vụ sản xuất nhằm góp phần giải quyết một số vấn đề quan trọng trong lĩnh vực nghiên cứu khảo sát địa hình, quan trắc, tài nguyên môi trường…
50 năm qua, cán bộ của Bộ môn đã chủ trì và tham gia 03 đề tài Khoa học Công nghệ cấp nhà nước, 02 đề tài  Khoa học cơ bản cấp Nhà nước, 05 đề tài NCKH cấp Bộ và cấp Ngành, hơn 100 hợp đồng sản xuất. Các đề tài KH thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau đều có ý nghĩa khoa học thực tiễn, giải quyết các nhiệm vụ cấp thiết của nhà nước hoặc của các ngành, các địa phương. Đã có nhiều bài báo được đăng trên tạp chí ngành có uy tín trong và ngoài nước.

  • Cấp Nhà nước

1. Ứng dụng các công nghệ và kỹ thuật mới nhằm bảo đảm công tác đo đạc và bản đồ biển, Tham gia.
2. Thành lập các phương pháp xử lý số liệu trắc địa nhằm xây dựng hệ tọa độ thống nhất, Chủ nhiệm đề tài.
3. Increasing the Grid DEM Resolution Using Hopfield Neural Network, Mã số 105.99-2014.25, Tham gia.

  • Cấp Bộ

1. Xây dựng cơ sở dữ liệu trong quản lý thông tin địa chính, đề tài NCKH cấp Bộ, mã số B2000-36-08. Thời gian thực hiện 4/2000, nghiệm thu năm 2002., Mã số B2000-36-08, Chủ nhiệm đề tài.
2. Nghiên cứu và thành lập các modul chương trình chuyển đổi dữ liệu từ sổ ghi điện tử các máy toàn đạc điện tử để thành lập bản đồ địa hình và mặt cắt, đề tài NCKH cấp Bộ, mã số B2003-36-55. Thời gian thực hiện 4/2003, nghiệm thu năm 2006., Mã số B2003-36-55., Chủ nhiệm đề tài.
3. Ứng dụng mang nơ ron Hopfield trong phân giải bản đồ lớp phủ, Mã số B2012-06, Chủ nhiệm đề tai, Nghiệm thu 2014.
4. Ứng dụng viễn thám RADAR xác định độ lún mặt đất tại một số khu vực trên địa bàn Quảng Ninh, Mã số T15, Chủ nhiệm đề tai, Nghiệm thu10/12/2016.
5. Nghiên cứu xây dựng hệ thống định vị-dẫn đường dựa trên việc tích hợp hệ thống vệ tinh dẫn đường toàn cầu (GNSS) và hệ thống dẫn đường quán tính (INS) bằng các điều kiện ràng buộc giải tích và thuật toán ước lượng tối ưu, Mã số B2015-02-22.
6. Ứng dụng công nghệ GPS trong công tác cảnh báo sóng thần Tsunami ở Việt Nam, Mã số , Thành viên tham gia.
7. Xây dựng mạng lưới GPS độ chính xác cao khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Mã số , Thành viên tham gia.
8. Nghiên cứu bình sai thống nhất các mạng lưới trắc địa.

  • Cấp cơ sở

1. Khảo sát độ chính xác của máy GPS đo chế độ RTK, Mã số T38/08, chủ trì, Nghiệm thu 2008.
2. Nghiên cứu ứng dụng qui trình đo và xử lý số liệu từ phương pháp đo RTK, Mã số T33/08, Chủ trì, Nghiệm thu 15/12/2008.
3. Nghiên cứu khả năng ơngs dụng của máy toàn đạc điện tử không gương Topcon GPT - 7502, Mã số T49/09, Chủ trì, Nghiệm thu 12/2009.
4. Nghiên cứu phương pháp bình sai hỗn hợp lưới tự do mặt đất - GPS kết hợp thuật toán Robust estimator trong điều kiện VN, Mã số T15-29, Chủ trì, Nghiệm thu 2015.
5. Xác định hàm mục tiêu phục vụ đánh giá chất lượng lưới khống chế dạng đường chuyền sau bình sai, Mã số T16-29, , Nghiệm thu 20/12/2016.
6. Nghiên cứu thành lập chương trình xây dựng mô hình địa hình đô thị 3D theo chuẩn dữ liệu mở 3D CityGml (3D City Model) từ dữ liệu đo đạc mặt đất, Mã số , Chủ trì.
7. Xác định tham số tính chuyển trong bình sai hỗn hợp lưới Mặt đất và Vệ tinh GPS, Mã số Cấp cơ sở.
8. Ứng dụng bình sai lưới độ cao tự do trong quan trắc lún công trình., Mã số.
9. Bình sai lưới tự do GPS và ứng dụng trong quan trắc độ ổn định lưới khống chế trắc địa, Mã số Cấp cơ sở.
10. Ứng dụng máy đo trọng lực FG5 của Mỹ trong công tác địa chất thủy văn ở Việt Nam, Mã số , Thành viên tham gia.
11. Ứng dụng công nghệ GPS trong công tác thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1:1000 khu vực Hội An, Quảng Ngãi., Mã số , Thành viên tham gia.

5.3. Quan hệ hợp tác Quốc tế, Doanh nghiệp và Đào tạo

Trong việc triển khai các nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học bộ môn Trắc địa phổ thông và sai số đã mở rộng quan hệ hợp tác hiệu quả với các cơ quan trong nước (như các đơn vị thuộc Cục bản đồ quân đội, Bộ tài nguyên Môi trường, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam …), với các Trường đại học của Nga, Hàn Quốc, Anh, Đài Loan …

5.4. Tài liệu, Sách, Giáo trình và Bài giảng

Bộ môn đảm nhiệm dạy 30 giáo trình lý thuyết và 05 giáo trình thực tập cho các lớp chính ngành ngoài ngành. Đã có gần 20 đầu sách chuyên ngành được xuất bản trong đó có 12 giáo trình cấp NXB.

  • Sách, Giáo trình và Bài giảng

1. Nguyễn Trọng san Đào Quang Hiếu Đinh Công Hòa, Trắc địa cơ sở 2, NXB Xây dựng, 1998. Đã tái bản lần 2 năm 2010, 1998.
2. Nguyễn Trọng San Đào Quang Hiếu Đinh Công Hòa, Trắc địa cơ sở 1, NXB Xây dựng, 1998. Đã tái bản lần 2 năm 2010.
3. Đinh Công Hòa, Lập trình bài toán trắc đia cơ sở, NXB Giao thông vận tải, năm 2011.

4. Hoàng Ngọc Hà, Trương Quang Hiếu., Cơ sở toán học xử lý số liệu trắc địa., NXB Giao thông vận tải, 1998.
5. Hoàng Thị Thủy, Phần mềm đồ họa trong Trắc địa, Đại học Mỏ -Địa Chất, 2005.
6. Đinh Công Hòa, Úng dụng tin học trong tính toán trắc địa, Đại học Mỏ Địa chất, 2010.
7. Đinh Công Hòa, Thành lập và phân tích dữ liệu địa hình, Đại học Mỏ Địa chất, 2010.
8. Hoàng Thị Thủy, Thành lập bản đồ số địa hình tỷ lệ lớn ứng dụng công nghệ mới, Đại học Mỏ -Địa Chất, 2012.
9. Nguyễn Quang Minh, Chuẩn hóa dữ liệu thông tin đất đai, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, 2013.
10. Nguyễn Quang Minh, Phân tích không gian, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, 2014.
11. Đinh Công Hòa, Các phương pháp hiện đại trong thành lập và phân tích dữ liệu địa hình, Đại học Mỏ Địa chất, 2015.

  • Sách chuyên khảo

1. Markuze IU, Hoàng Ngọc Hà., Bình sai lưới không gian mặt đất và vệ tinh.(Tiếng nga), NXB Nhedra, 1990.
2. Hoàng Ngọc Hà., Tính toán trắc địa và cơ sở dữ liệu., NXB Giáo dục, 2000.
3. Hoàng Ngọc Hà, Tính toán bình sai lưới trắc địa và GPS, NXB Khoa học kỹ thuật, 2009.
4. PGS.TS. Trương Quang Hiếu, ThS. Lưu Anh Tuấn, Cơ sở toán học của lý thuyết sai số và phương pháp bình sai trắc địa, NXB Giao thông vận tải, 2014.
5. Dương Thành Trung, Đỗ Văn Dương, Nguyễn Gia Trọng, Lã Phú Hiến, Hệ thống dẫn đường tích hợp INS/GNSS và các ứng dụng, Nhà xuất bản Tài nguyên-Môi trường và Bản đồ Việt Nam, 2017.
6. PGS.TS. Phan VĂn Hiến, TS. Đinh Xuân Vinh, TS. Phạm Quốc Khánh, ThS. Tạ Thanh Loan, ThS. Lưu Anh Tuấn, Lý thuyết sai số và bình sai trắc địa, NXB Xây dựng, 2017.

5.5. Công tác đoàn thể

Các thành viên của Bộ môn cũng tích cực tham gia các phong trào hoạt động của Khoa và của Trường như văn nghệ, thể thao. Tích cực hưởng ứng các cuộc vận động của Công đoàn giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn như trẻ em nghèo, tàn tật,.. hay bị thiên tai như lũ lụt, động đất.
Các Đảng viên luôn nêu cao tinh thần phê và tự phê, nghiêm túc thực hiện cuộc vận động  “Học tập và làm theo gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

5.6. Công tác và hoạt động sinh viên

Các hoạt động của đoàn thanh niên, hội sinh viên trong Khoa Trắc địa bản đồ và quản lý đất đai luôn có sự sát cánh, đóng góp nhiệt tình của các cán bộ trong Bộ môn.
Các cán bộ được phân công làm cố vấn học tập, Giáo viên chủ nhiệm các  lớp của khoa luôn tận tụy, chỉ dạy, hướng dẫn và đồng hành cùng sinh viên trong các hoạt động tập thể.

6. MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN


6.1. Công tác đào tạo

Nâng cao chất lượng đào tạo cho sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh. Xây dựng phòng thí nghiệm hiện đại.Mở các khoá đào tạo ngắn hạn và dài hạn với các lĩnh vực khác nhau.

6.2. Công tác cán bộ

Nâng cao năng lực cán bộ giảng dạy đáp ứng yêu cầu đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ sản suất.

6.3. Đề tài, công trình NCKH và Dự án

Tham gia, tư vấn các đề tài NCKH và dự án sản xuất các cấp trong các lĩnh vực khảo sát, xây dựng, môi trường…

6.4. Quan hệ hợp tác Quốc tế, Doanh nghiệp và Đào tạo

Tăng cường hợp tác trong và ngoài nước để nâng cao năng lực của Bộ môn, đáp ứng yêu cầu tiến bộ khoa học phục vụ sản xuất.

6.5. Tài liệu sách, giáo trình và bài giảng

Bổ sung, hoàn thiện giáo trình; cập nhật những nội dung kiến thức và công nghệ mới vào bài giảng, giáo trình.

6.6. Công tác đoàn thể

Tiếp tục động viên, khuyến khích các cán bộ trong Bộ môn tích cực đóng góp vào hoạt động đoàn thể của Khoa Trắc địa bản đồ & quản lý đất đai và Trường Đại học Mỏ - Địa chất.

6.7. Công tác và hoạt động sinh viên

Đồng hành cùng sinh viên trong các hoạt động học tập, nghiên cứu khoa học, các công tác tình nguyện và các phong trào thanh niên.

7. KHEN THƯỞNG


7.1. Tập thể

Bộ môn Trắc địa phổ thông và sai số liên tục được công nhận là đơn vị lao động XHCN, lao động giỏi, tiên tiến, được Bộ Giáo dục - Đào tạo tặng 5 bằng khen.

7.2. Cá nhân

TSKH. NGƯT. Hoàng Ngọc Hà - trưởng Bộ môn được Nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về KHCN năm 2005.