Văn phòng: Tầng 10, nhà C12 tầng khu A Trường ĐH Mỏ - Địa chất
Điện thoại: +84-24.38387568
Email: tracdiabando-quanlydatdai@humg.edu.vn
Website: http://gla.humg.edu.vn
LÃNH ĐẠO KHOA
Trưởng khoa
|
Phó Trưởng khoa |
CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC
6. Bộ môn Trắc địa phổ thông và sai số
1. Giới thiệu chung lịch sử phát triển
Khoa Trắc địa nay là khoa Trắc địa – Bản đồ và Quản lý đất đai là một trong ba khoa chuyên ngành đầu tiên của Trường với 3 Bộ môn: Trắc địa phổ thông, Trắc địa cao cấp – công trình và Bản đồ - ảnh. Tháng 8 năm 1967, bộ môn Trắc địa mỏ được thành lập để có thêm một chuyên ngành đào tạo kỹ sư Trắc địa mỏ. Để tập trung và tăng cường thiết bị, nâng cao tay nghề cho sinh viên, năm 1972 Tổ máy Trắc địa được thành lập. Năm 1973 bộ môn Trắc địa cao cấp – công trình tách thành bộ môn Trắc địa cao cấp và bộ môn Trắc địa công trình. Năm 1974, bộ môn Bản đồ - Ảnh tách thành bộ môn Trắc địa Ảnh và bộ môn Bản đồ. Từ Năm 1992, công tác quản lý đất đai ở nước ta có những bước chuyển mới. Trước tình hình đó, năm 1997 bộ môn Địa chính được thành lập. Như vậy kể từ năm 1997 Khoa đã có 07 bộ môn và một tổ công tác cùng các phòng thí nghiệm thuộc các bộ môn. Để mở rộng ngành nghề đào tạo, từ năm 2016 khoa Trắc địa đã đổi tên gọi mới là Khoa Trắc địa – Bản đồ và Quản lý đất đai.
2. Cơ cấu cán bộ viên chức trong đơn vị
Hiện nay, Khoa Trắc địa - Bản đồ và Quản lý đất đai có 07 Bộ môn, Văn phòng khoa và 01 tổ máy trắc địa với tổng số 84 viên chức, trong đó: 73 giảng viên cơ hữu (1 giáo sư, tiến sĩ khoa học và 15 phó giáo sư (chiếm 21,92%), tiến sĩ; 28 tiến sĩ, 29 thạc sĩ) và 11 cán bộ hành chính được đào tạo với các chuyên ngành: Trắc địa - Bản đồ; Bản đồ viễn thám và Hệ thông tin địa lý; Khoa học trái đất, vũ trụ và môi trường; Khoa học về thông tin và truyền thông, xử lý thông tin và xử lý ảnh; Địa lý và Khoa học Trái đất; Địa tin học; Viễn thám và phân tích không gian và các chuyên ngành thuộc khoa học tự nhiên, khoa học xã hội,… Bên cạnh đó, Khoa còn có đội ngũ đông đảo các cộng tác viên khoa học và cố vấn là các chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực Trắc địa – Bản đồ và Quản lý đất đai; các cán bộ khoa học ở các Viện, Trung tâm, Tập đoàn, Tổng công ty… thường xuyên tham gia giảng dạy, hướng dẫn khoa học cho các học viên, NCS trong Khoa.
3. Các chương trình đào tạo
* Đào tạo đại học
- Ngành Kỹ thuật trắc địa - Bản đồ: gồm các chuyên ngành: Bản đồ; Địa chính; Trắc địa ảnh, viễn thám và hệ thông tin địa lý; Trắc địa; Trắc địa mỏ và công trình; Trắc địa - Bản đồ.
- Ngành Quản lý đất đai: chuyên ngành Quản lý đất đai
- Ngành Địa tin học: chuyên ngành Địa tin học
*Đào tạo sau đại học
- Chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ ngành: Kỹ thuật trắc địa - bản đồ; Bản đồ viễn thám và hệ thông tin địa lý; Quản lý đất đai
- Chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ: ngành Kỹ thuật trắc địa - Bản đồ
4. Hoạt động chính và các kết quả đạt được
4.1. Công tác đào tạo
Khoa Trắc địa – Bản đồ và Quản lý đất đai là cơ sở đào tạo cán bộ chủ chốt cho ngành Trắc địa – Bản đồ. Khoa đã và đang có cơ cấu các chuyên ngành đào tạo tương đối hoàn chỉnh và cơ sở vật chất phù hợp, đảm bảo hoàn thành các nhiệm vụ được giao về đào tạo và nghiên cứu khoa học. Các Bộ môn trong Khoa được giao nhiệm vụ đạo tạo ở bậc đại học (kỹ sư) và sau đại học (thạc sĩ, tiến sĩ), cho đến năm 2015 Khoa đào tạo hệ kỹ sư với 5 chuyên ngành truyền thống đó là: Trắc địa, Trắc địa ảnh – viễn thám và hệ thông tin địa lý, Trắc địa mỏ - công trình, Bản đồ và Địa chính. Từ năm học 2015-2016, Khoa đã mở thêm ngành đào tạo mới hệ 4 năm là Quản lý đất đai.
Sau 50 năm đào tạo, Khoa đã đào tạo cho đất nước trên 10.000 kỹ sư và trên 1.000 kỹ sư thực hành (hệ cao đẳng). Các kỹ sư tốt nghiệp của Khoa đã và đang có mặt ở hầu hết các địa bàn trong cả nước, ở các cơ quan có sử dụng công nghệ đo đạc – bản đồ của các ngành kinh tế quốc dân cũng như trong các lực lượng vũ trang. Các thế hệ sinh viên đã phát huy tốt các kiến thức thu nhận được trong quá trình đào tạo ở trường và đã có những đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của đất nước nói chung và của ngành nói riêng.
Khoa Trắc địa đã được giao nhiệm vụ đào tạo sau đại học từ năm 1983, đã đào tạo nghiên cứu sinh từ năm 1984. Hệ cao học chuyên ngành kỹ thuật trắc địa bắt đầu được đào tạo từ năm 1992 và chuyên ngành Bản đồ - Viễn thám – GIS bắt đầu được đào tạo từ năm 2008. Tính đến nay, đã có 54 nghiên cứu sinh và gần 1000 học viên cao học bảo vệ thành công luận án tiến sĩ và luận văn thạc sỹ.
4.2. Đề tài công trình NCKH và dự án
Nhiều đề tài nghiên cứu khoa học, nhiều dự án và hợp đồng khoa học công nghệ đã được Khoa Trắc địa – Bản đồ và Quản lý đất đai tổ chức và triển khai. Trong đó có: 70 đề tài nghiên cứu cơ bản và khoa học công nghệ cấp Nhà nước và Nghị định thư, 95 đề tài cấp Bộ, hàng trăm đề tài cấp cơ sở và hợp đồng nghiên cứu khoa học.
4.3. Quan hệ hợp tác Quốc tế, Doanh nghiệp và Đào tạo
Về hợp tác quốc tế, Khoa đã có quan hệ truyền thống với các trường cùng ngành ở một số nước như trường Đại học Trắc địa và Bản đồ Mátxcơva (MIIGAiK, CHLB Nga), Đại học Vũ Hán (Trung Quốc), Đại học Bách khoa Vácsava, Học viện Mỏ Luyện kim Cracôv (CH Ba Lan), Học viện Mỏ và Công nghệ Từ Châu (Trung Quốc), Cao đẳng Bách khoa Viêng Chăn (CHDCND Lào)...Một số cán bộ của Khoa đã thực hiện đề tài hợp tác quốc tế, tham gia các Tổ chức Hội chuyên ngành, tham gia các Hội nghị khoa học quốc tế và gửi bài đăng trên các tạp chí khoa học ở nước ngoài.
4.4. Tài liệu, Sách, Giáo trình và Bài giảng
1. Nguyễn Đình Bé, Trắc địa mỏ I, II, III, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, 1967
2. Trịnh Ngọc Huệ(chủ biên),Giáo trình thiên văn cầu, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, 1969
3. Trịnh Ngọc Huệ(chủ biên) Phạm Hoàng Lân,Giáo trình thiên văn trắc địa, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, 1971.
4. TS. Triệu Văn Hiến, “Toán bản đồ”, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, 1973.
5. Phạm Hoàng Lân(chủ biên). Trọng lực trắc địa (tập I, II). Đại học Mỏ - Địa chất , 1973
6. Ngô Phúc Hưng(chủ biên), Đặng Hùng Võ. Lý thuyết bình sai lưới tam giác, Nhà xuất bản ĐH &THCN, 1978.
7. Ngô Phúc Hưng(chủ biên), Đặng Hùng Võ. Lý thuyết bình sai lưới tam giác, Nhà xuất bản ĐH &THCN, 1978.
8. Trương Anh Kiệt, Giáo trình trắc địa ảnh: Phần công tác tăng dày khống chế ảnh, Đại học Mỏ - Địa Chất, 1990
9. Trương Anh Kiệt (Chủ biên), Giáo trình trắc địa ảnh: Phần Cơ sở đo ảnh, Đại học Mỏ - Địa chất, 1990
10. Lê Văn Hường (Chủ biên), Giáo trình trắc địa ảnh: Phần Đo ảnh mặt đất, Đại học Mỏ - Địa chất, 1991
11. TS. Triệu Văn Hiến, “Bản đồ học”, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, 1992.
12. ThS. Hà Thị Mai, “Vẽ bản đồ”, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, 1993.
13. Phan Văn Lộc, Giáo trình trắc địa ảnh (Phần đo vẽ ảnh lập thể), Đại học Mỏ - Địa Chất, 1993
14. Hoàng Trần Cửu(chủ biên), Giáo trình Trắc địa cao cấp. Trường Đại học Mỏ - Địa chất,1997
15. Nguyễn Trọng San, Đào Quang Hiếu, Đinh Công Hòa, Trắc địa cơ sở 2, NXB Xây dựng, 1998. Đã tái bản lần 2 năm 2010, 1998.
16. Nguyễn Đình Bé (Chủ biên), Võ Chí Mỹ, Nguyễn Xuân Thụy, Trắc địa mỏ, NXB Giao thông vận tải, 1998
17. Nguyễn Văn Châu(chủ biên), Trắc địa mặt cầu, Bài giảng Đại học Mỏ - Địa chất, 1998
18. Phạm Hoàng Lân(chủ biên), Cơ sở trắc địa biển,Bài giảng cho lớp cao học trắc địa,Trường Đại học Mỏ -Địa chất . 1998
19. Dương Vân Phong (chủ biên), Trắc địa mặt cầu (dành cho ngoại ngành), Đại học Mỏ-Địa chất Hà Nội, 1998
20. Dương Vân Phong (chủ biên), Bình sai lưới trắc địa (dành cho ngoại ngành), Đại học Mỏ-Địa chất Hà Nội, 1998
21. Dương Vân Phong (chủ biên), Trắc địa cao cấp ngoại nghiệp, Đại học Mỏ-Địa chất Hà Nội, 1998
22. Phạm Vọng Thành, Trắc địa ảnh: Phần đoán đọc điều vẽ ảnh, NXB Giao thông vận tải, 2000.
23. Đặng Nam Chinh(chủ biên), Đỗ Ngọc Đường, Trắc địa cao cấp, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội, 2000.
24. Trương Anh Kiệt, Trắc địa ảnh: Phần công tác tăng dày khống chế ảnh, Đại học Mỏ - Địa chất, 2000
25. Phạm Vọng Thành, Trắc địa ảnh: Phần cơ sở chụp ảnh và chụp ảnh hàng không, Đại học Mỏ - Địa Chất, 2000
26. Trương Anh Kiệt, Trắc địa ảnh: Phần phương pháp đo ảnh đơn, Đại học Mỏ - Địa Chất, 2000
27. Phan Văn Lộc, Trắc địa ảnh: Phần phương pháp đo ảnh lập thể, Đại học Mỏ - Địa Chất, 2000
28. Trần Trung Hồng, “Trình bày bản đồ” Nhà xuất bản giao thông vận tải, 2001.
29. Phan Văn Hiến (chủ biên), Ngô Văn Hợi, Trần Khánh và nnk, Trắc địa công trình, NXB Giao thông vận tải, 2001
30. Đặng Văn Đức, Hệ thống thông tin địa lý, NXB KH&KT. Hà Nội, 2001
31. Trần Trung Hồng, “In bản đồ” Nhà xuất bản giao thông vận tải, 2002.
32. Võ Chí Mỹ, Tiếng anh chuyên ngành Trắc địa mỏ, NXB Xây dựng, 2002
33. Võ Chí Mỹ, Trắc địa mỏ, NXB Xây dựng, 2002
34. Nguyễn Xuân Thụy (Chủ biên), Phạm Công Khải, Hình học mỏ, NXB giao thông vận tải, 2002
35. Dương Vân Phong (chủ biên), Xây dựng lưới trắc địa, Đại học Mỏ-Địa chất Hà Nội, 2002
36. Hoàng Ngọc Hà(chủ biên), Trương Quang Hiếu,Cơ sở toán học xử lý số liệu trắc địa, Nhà xuất bản GTVT-Hà Nội, 2003
37. Trương Anh Kiệt, Giáo trình tài liệu hướng dẫn thực tập công tác tăng dày khống chế ảnh, Đại học Mỏ - Địa chất, 2004
38. Trương Anh Kiệt, Trắc địa ảnh: Phần Công tác tăng dày khống chế ảnh, Giao thông vận tải, 2004
39. Phạm Vọng Thành, Mô hình số độ cao trong nghiên cứu tài nguyên và môi trường, NXB Khoa học Kỹ thuật, 2004
40. Phan Văn Lộc, Phạm Vọng Thành, Hướng dẫn thực tập đo ảnh và đoán đọc điều vẽ ảnh, Đại học Mỏ - Địa chất, 2004
41. Nguyễn Đình Bé, Vương Trọng Kha, Dịch chuyển và biến dạng đất đá trong khai thác mỏ, NXB giao thông vận tải, 2004
42. Nguyễn Trọng San, Đo đạc địa chính (Tái bản), Trường Đại học Mỏ - Địa chất, 2005
43. Trương Anh Kiệt (chủ biên) - Lê Văn Hường, Trần Đình Trí, Trắc địa ảnh, NXB Khoa học và kỹ thuật, 2005
44. Phan Văn Lộc, Trương Anh Kiệt, Nguyễn Trường Xuân, Trắc địa ảnh : Phần : Phương pháp đo ảnh đơn, Đại học Mỏ - Địa Chất, 2005
45. Võ Chí Mỹ, Khoa học môi trường, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, 2005
46. Phạm Công Khải, Tin học ứng dụng trong Trắc địa mỏ, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, 2005
47. Bùi Ngọc Quý, Nguyễn Thế Việt, Hướng dẫn thiết kế, biên tập và thành lập bản đồ số trên máy tính với phần mềm MICRO STATION, Trường Đại học Mỏ- Địa chất, 2006.
48. Nguyễn Quang Thắng, Trắc địa công trình dân dụng - công nghiệp, NXB Giao thông vận tải, 2006
49. Nguyễn Trọng San, Đo đạc địa chính (Dùng cho các trường TH chuyên nghiệp), NXB Hà Nội, 2006
50. Hoàng Ngọc Hà(chủ biên),Bình sai tính toán lưới Trắc địa và GPS, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, 2006
51. Bùi Ngọc Quý, Nguyễn Thế Việt, Hướng dẫn tách màu và sửa màu bản đồ bằng phần mềm CadScript, Trường Đại học Mỏ- Địa chất, 2007.
52. Phạm Vọng Thành, Máy chụp ảnh kỹ thuật số và ứng dụng của chúng trong công tác trắc địa bản đồ, NXB Giao thông vận tải, 2007
53. Phan Văn Lộc, Đo lập thể ảnh hàng không, NXB Giao thông vận tải, 2007
54. TS. Trần Trung Hồng, Bùi Tiến Diệu, Trần Trung Chuyên, “Phép chiếu bản đồ”, Nhà xuất bản Giao thông vận tải, 2008.
55. Nguyễn Trọng San, Địa chính đại cương, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, 2008
56. Trương Anh Kiệt, Hướng dẫn thực tập công tác tăng dày khống chế ảnh, Đại học Mỏ - Địa Chất, 2008
57. Phan Văn Lộc, Tự động hóa đo ảnh, Giao thông vận tải, 2008
58. Võ Chí Mỹ, Từ điển kỹ thuật Trắc địa – Bản đồ Anh – Việt, NXB Bản đồ, 2008
59. Nguyễn Thị Dung, Luật và Quản lý Nhà nước về đất đai, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, 2008
60. PGS.TS Nhữ Thị Xuân, “Bản đồ điện toán” Trường Đại học Mỏ - Địa chất, 2009.
61. GS.TSKH Trương Anh Kiệt (Chủ biên), PGS.TS Phạm Vọng Thành, Cơ sở đo ảnh - Giáo trình đại học cho ngành đào tạo kỹ thuật trắc địa và bản đồ, NXB Giao thông vận tải, 2009.
62. Đặng nam Chinh. Ứng dụng công nghệ GPS trong thành lập, hiện chỉnh và sử dụng bản đồ- Bài giảng cao học- ĐH MĐC, 2009.
63. Nguyễn Quang Thắng - Trần Viết Tuấn, Trắc địa công trình công nghiệp - thành phố, NXB Giao thông vận tải, 2009
64. Trần Viết Tuấn - Nguyễn Quang Thắng, Công tác trắc địa trong tư vấn giám sát xây dựng, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, 2009
65. Nguyễn Quang Thắng - Trần Viết Tuấn, Trắc địa công trình biển, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, 2009
66. Võ Chí Mỹ, Trắc địa địa cương,Trường Đại học Mỏ - Địa chất, 2009
67. Phạm Hoàng Lân, Định vị không gian, Trường đại học Mỏ - Địa chất, 2009
68. Đặng nam Chinh,Hệ quy chiếu trắc địa – Bài giảng cao học,Đại học Mỏ-Địa chất, 2009
69. Dương Vân Phong (chủ biên), Trắc địa biển, Đại học Mỏ-Địa chất Hà Nội, 2009
70. Nguyễn Trọng San, Đào Quang Hiếu, Đinh Công Hòa, Trắc địa cơ sở 1, NXB Xây dựng, 1998. Đã tái bản lần 2 năm 2010.
71. Trần Khánh, Nguyễn Quang Phúc, Quan trắc chuyển dịch và biến dạng công trình, NXB Giao thông vận tải, 2010
72. Trần Khánh, Ứng dụng công nghệ mới trong trắc địa công trình, NXB Giao thông vận tải, 2010
73. Dương Vân Phong (chủ biên), Nghiên cứu đại dương bằng các phương pháp trắc địa, Đại học Mỏ-Địa chất Hà Nội, 2010
74. PGS.TS Nguyễn Cẩm Vân, “Bản đồ học hiện đại và mô hình hóa bản đồ” Trường Đại học Mỏ - Địa chất, 2011.
75. Đinh Công Hòa, Lập trình bài toán trắc điạ cơ sở, NXB Giao thông vận tải, năm 2011.
76. Đặng Nam Chinh,Các phương pháp trắc địa trong nghiên cứu địa động và chuyển dịch mặt đất, Bài giảng cao học- ĐH M-ĐC, 3/2011.
77. Đặng Nam Chinh, Hệ quy chiếu trắc địa. bài giảng cao học trường Đại học Mỏ - Địa chất, 2011.
78. Trần Viết Tuấn - Phạm Doãn Mậu, Giáo trình Trắc địa biển, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, Hà Nội, 2011
79. Dương Vân Phong (chủ biên), Kiểm định thiết bị trắc địa, Đại học Mỏ-Địa chất Hà Nội, 2011
80. Nguyễn Thế Việt, Bùi Tiến Diệu, Bùi Ngọc Quý, Đỗ Thị Phương Thảo, Trần Quỳnh An, Cơ sở bản đồ và vẽ bản đồ, Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật, 2012.
81. PGS.TS Đinh Thị Bảo Hoa, “Bản đồ điện toán” Trường Đại học Mỏ - Địa chất, 2012.
82. GS.TSKH Phan Văn Lộc (chủ biên) – TS Trần Vân Anh, TS Trần Xuân Trường, TS Trần Trung Anh, KS Đỗ Phương Vị, Công nghệ đo ảnh, NXB Khoa học và kỹ thuật, 2012.
83. Nguyễn Trường Xuân, Lý thuyết khớp ảnh, NXB Khoa học tự nhiên và công nghệ, 2012
84. Đặng Nam Chinh(chủ biên), Đỗ Ngọc Đường, Định vị vệ tinh, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, 2012
85. Phạm Hoàng Lân Đặng(chủ biên) Nam Chinh Dương Vân Phong Vũ Văn Trí, Trắc địa cao cấp đại cương, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, 2012
86. Phan Văn Hiến (chủ biên), Phạm Quốc Khánh, Dương Vân Phong (hiệu đính), Xử lý số liệu quan trắc biến dạng, Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật, 2012
87. Dương Vân Phong (chủ biên) Nguyễn Gia Trọng, Xây dựng lưới trắc địa, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 2013.
88. Trần Viết Tuấn - Nguyễn Quang Thắng, Ứng dụng công nghệ GPS trong trắc địa công trình, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, 2013
89. Phạm Vọng Thành, GIS ứng dụng : Dùng cho sinh viên ngành đo ảnh, viễn thám và hệ thống thông tin địa lý, Đại học Mỏ - Địa chất, 2013
90. Phạm Vọng Thành, Viễn thám ứng dụng : Dùng cho sinh viên ngành đo ảnh, viễn thám và hệ thống thông tin địa lý, Đại học Mỏ - Địa chất, 2013
91. Trần Đình Trí, Cơ sở kỹ thuật Lidar, Đại học Mỏ - Địa chất, 2013
92. Trần Vân Anh, Cơ sở viễn thám siêu cao tần, NXB Khoa học và Kỹ thuật, 2013
93. Nguyễn Văn Trung (Chủ biên) - Trịnh Thị Hoài Thu, Xây dựng cơ sở dữ liệu địa hình, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, 2013
94. Phạm Hoàng Lân(chủ biên), Trắc địa lý thuyết, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, 2013
95. Dương Vân Phong,Giáo trình cao học: Nghiên cứu đại dương bằng các phương pháp trắc địa, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, 2013
96. Nguyễn Trường Xuân, Công nghệ 3S, NXB Khoa học và Kỹ thuật, 2014
97. TS. Trần Quỳnh An, “GIS ứng dụng” Trường Đại học Mỏ - Địa chất, 2015.
98. TS. Trần Quỳnh An, “Mỹ thuật bản đồ” Trường Đại học Mỏ - Địa chất, 2015.
99. TS. Đỗ Thị Phương Thảo, “Công nghệ mới trong in bản đồ” Trường Đại học Mỏ - Địa chất, 2015.
100. PGS.TS Nguyễn Cẩm Vân, TS. Bùi Ngọc Quý “Công nghệ mới trong thiết kế và thành lập bản đồ” Trường Đại học Mỏ - Địa chất, 2015.
101. Đặng Nam Chinh(chủ biên) Vũ Đình Toàn Lê Thị Thanh Tâm. Bình sai lưới Trắc địa. Nhà xuất bản KHKT, năm 2015.
102. Dương Vân Phong (chủ biên), Công nghệ đo đạc biển, Đại học Mỏ-Địa chất Hà Nội, 2015
103. Nguyễn Văn Sáng(chủ biên), Đo cao vệ tinh, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, 2015
104. Nguyễn Việt Hà, Trần Khánh, Ứng dụng mô hình số địa hình trong trắc địa công trình, Nxb Giao thông vận tải, 2016
105. Trần Viết Tuấn , Đinh Thị Lệ Hà, Lê Đức Tình, Máy trắc địa và đo đạc điện tử, Nhà xuất bản Bách khoa, Hà Nội, 2016
106. Trần Thùy Dương (Chủ biên) - Nguyễn Thị Kim Yến Đặng Thị Hoàng Nga - Phạm Thị Kim Thoa, Hệ thống thông tin đất đai 2, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, 2016
107. Nguyễn Khắc Thời (chủ biên), Nguyễn Thị Thu Hiền, Phạm Hà Thái, Trắc địa ảnh, NXB Học viện Nông nghiệp, 2016
108. Võ Chí Mỹ, Trắc địa mỏ, NXB khoa học tự nhiên và xã hội, 2016
109. Võ Chí Mỹ, Từ điển kỹ thuật trắc địa - bản đồ Anh -Việt, NXB khoa học tự nhiên và xã hội, 2016
110. Nguyễn Thế Công, Thiết kế và xây dựng hệ thống thông tin đất đai, Nhà xuất bản giao thông vận tải, 2016
111. TS. Bùi Ngọc Quý, PGS.TS. Nguyễn Cẩm Vân, Bản đồ & Atlas điện tử, Nhà xuất bản giao thông vận tải, 2017.
112. TS. Bùi Ngọc Quý, Thành lập và sử dụng bản đồ du lịch, Nhà xuất bản giao thông vận tải, 2017
113. Phan Văn Hiến, Đinh Xuân Vinh, Phạm Quốc Khánh, Tạ Thanh Loan, Lưu Anh Tuấn, Lý thuyết sai số và bình sai trắc địa, NXB Xây Dựng, 2017
114. Lê Minh Tá Bùi(chủ biên) Khắc Luyên Nguyễn Văn Sáng, Đo trọng lực, Nhà xuất bản Giao thông Vận tải, 2017
115. Phạm Hoàng Lân(chủ biên) Đặng Nam Chinh Dương Vân Phong Vũ Văn Trí, Trắc địa cao cấp đại cương, Nhà xuất bản Giao thông vận tải, 2017
1. Markuze IU, Hoàng Ngọc Hà., Bình sai lưới không gian mặt đất và vệ tinh.(Tiếng nga), NXB Nhedra, 1990.
2. Phạm Trọng Mạnh (chủ biên) - Phạm Vọng Thành, Cơ sở hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong quy hoạch và quản lý đô thị, Xây dựng, 1999
3. Hoàng Ngọc Hà., Tính toán trắc địa và cơ sở dữ liệu., NXB Giáo dục, 2000.
4. Trần Đình Trí, Đo ảnh giải tích và đo ảnh số, NXB Khoa học và Kỹ thuật, 2009.
5. Hoàng Ngọc Hà, Tính toán bình sai lưới trắc địa và GPS, NXB Khoa học kỹ thuật, 2009.
6. Phan Văn Hiến, Phạm Quốc Khánh (Biên dịch), Xử lý số liệu quan trắc biến dạng, NXB Khoa học và Kỹ Thuật, 2012
7. Doãn Hà Phong, Viễn thám hồng ngoại nhiệt trong dự báo cháy rừng ở Việt Nam, NXB Khoa học tự nhiên và công nghệ, 2012.
8. PGS.TS. Trương Quang Hiếu, ThS. Lưu Anh Tuấn, Cơ sở toán học của lý thuyết sai số và phương pháp bình sai trắc địa, NXB Giao thông vận tải, 2014.
9. Dương Vân Phong (chủ biên), Công nghệ trắc địa khám phá và khai thác biển Đông, Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật, 2016
10. Trần Thùy Dương (Chủ biên), Phạm Thế Huynh, Đinh Hải Nam, Kỹ thuật lập trình trong Trắc địa, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, 2016
11. Dương Thành Trung(chủ biên), Đỗ Văn Dương, Nguyễn Gia Trọng, Lã Phú Hiến, Hệ thống dẫn đường tích hợp INS/GNSS và các ứng dụng, Nhà xuất bản tài nguyên – môi trường và bản đồ Việt Nam, 2017.
12. Dương Vân Phong (chủ biên), Kiểm định thiết bị Trắc địa, Đại học Mỏ-Địa chất Hà Nội, 2017
13. Phan Văn Hiến, Phạm Quốc Khánh (dịch), Bình sai lưới tự do và phân tích biến dạng, NXB Tài nguyên Môi trường và Bản đồ Việt Nam, 2017
14. Dương Thành Trung, Đỗ Văn Dương, Nguyễn Gia Trọng, Lã Phú Hiến, Hệ thống dẫn đường tích hợp INS/GNSS và các ứng dụng, Nhà xuất bản Tài nguyên-Môi trường và Bản đồ Việt Nam, 2017.
15. PGS.TS. Phan VĂn Hiến, TS. Đinh Xuân Vinh, TS. Phạm Quốc Khánh, ThS. Tạ Thanh Loan, ThS. Lưu Anh Tuấn, Lý thuyết sai số và bình sai trắc địa, NXB Xây dựng, 2017.
4.5. Công tác đoàn thể
Trong năm học 2015-2016, dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy và Ban chủ nhiệm khoa, Công đoàn khoa Trắc địa – Bản đồ và Quản lý đất đai luôn làm tốt công tác hiếu hỉ, kịp thời thăm hỏi, động viên các công đoàn viên trong khoa, thực hiện xét trợ cấp khó khăn cho các công đoàn viên trong khoa theo đúng thời gian quy định. Bên cạnh đó, Công đoàn khoa còn tích cực hưởng ứng các hoạt động do Công đoàn cấp trên phát động.
Công đoàn khoa đã phối hợp nhịp nhàng với Ban chủ nhiệm khoa để thực hiện mọi nhiệm vụ được cấp trên giao phó, triển khai các hoạt động phong trào một cách tích cực, nhiệt tình, thông qua đó xây dựng được tinh thân đoàn kết, tương trợ trong khoa, trong trường.
3.6. Công tác và hoạt động sinh viên
Công tác quản lý sinh viên tiếp tục được duy trì và từng bước cải tiến. Cán bộ quản sinh và các cố vấn học tập thường xuyên có trao đổi trực tiếp với sinh viên để quản lý, phổ biến và triển khai công văn tới các lớp, hỗ trợ sinh viên trong các hoạt động liên quan đến đào tạo và công tác sinh viên. Công tác khen thưởng và kỷ luật được triển khai đến từng lớp do Khoa quản lý.
Trong chương trình tuyển sinh của Nhà trường, Khoa đã thực hiện công tác tư vấn tuyển sinh cho hai ngành là Trắc địa và Quản lý đất đai. Công tác tư vấn tuyển sinh đã được Khoa triển khai đầy đủ. Qua quá trình tư vấn tuyển sinh có thể nhận thấy: Kế hoạch tư vấn tuyển sinh đã được thực hiện nhưng hình thức tư vấn chưa được cụ thể, rõ nét, điều này làm cho các em vẫn chưa hình dung được cụ thể về ngành nghề trong tương lai của mình dẫn đến sự lựa chọn đăng ký ngành còn ít. Bên cạnh đó công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh của Khoa tới các em học sinh còn ít và có nhiều hạn chế. Để khắc phục điều này, toàn thể cán bộ viên chức trong Khoa cần phải chủ động hơn, cần chuẩn bị các phương án cụ thể và chi tiết để công tác tư vấn tuyển sinh mang lại hiệu quả cao.
Hoạt động hướng nghiệp và tư vấn việc làm cho các em sinh viên trong khoa đã được triển khai trong các buổi hội thảo, trao đổi về ngành nghề và cơ hội việc làm. Tuy nhiên công tác này cần được triển khai cụ thể tới sinh viên đặc biệt là sinh viên năm cuối. Để thực hiện có hiệu quả chúng ta cần phải tổ chức các buổi hướng nghiệp và tư vấn việc làm theo từng ngành cụ thể, có liên quan tới chuyên ngành đào tạo của từng bộ môn, điều này giúp cho sinh viên ổn định tâm lý và yên tâm học tập.
Trong những năm gần đây, Nhà trường có tổ chức Hội chợ việc làm cho sinh viên nhưng vẫn chưa thu hút được các đơn vị thực sự có nhu cầu tuyển dụng, do vậy Khoa cần phải có sự trao đổi trực tiếp, đề xuất mời một số đơn vị hoạt động trong lĩnh vực liên quan đến ngành tham dự nhằm góp phần nâng cao chất lượng hội chợ. Khoa cần chủ động phối hợp cụ thể với Nhà trường trong công tác tổ chức hội chợ như đề xuất nội dung, kinh phí đóng góp khi tham gia hội chợ,...
Công tác nghiên cứu khoa học của sinh viên đã được quan tâm và đầu tư đúng mức đã tạo được phong trào sinh viên nghiên cứu khoa học sâu rộng trong Khoa. Các giảng viên và sinh viên đã chủ động hơn trong việc tìm và thực hiện các đề tài, dự án khoa học công nghệ. Phong trào nghiên cứu khoa học trong sinh viên của Khoa luôn được chú trọng và thu hút sự quan tâm, tham gia của sinh viên
5. Mục tiêu và Định hướng phát triển
5.1. Công tác đào tạo
- Quy mô đào tạo giữ nguyên quy mô để quan tâm tăng chất lượng đào tạo. Mở rộng hợp tác đào tạo với các trường trong và ngoài nước, đặc biệt là đào tạo sau đại học. Giữ quy mô đào tạo hợp lý, chú trọng tới chất lượng đào tạo, nâng cao trình độ ngoại ngữ và tin học và phát triển con người toàn diện.
- Nâng cao chất lượng đào tạo các hệ: đại học, cao học và tiến sĩ đạt chuẩn theo quy định và đáp ứng nhu cầu xã hội. Người được đào tạo phải có nhận thức chính trị vững vàng, đủ sức khoẻ, có trình độ chuyên môn và ngoại ngữ tốt, có năng lực làm việc và sáng tạo.
- Đa dạng hoá ngành nghề đào tạo, ngoài các chuyên ngành hiện có sẽ chú trọng các hướng mới sau:
+ Thông tin địa lý (GIS), viễn thám (RS) và công nghệ định vị vệ tinh toàn cầu GPS.
+ Công nghệ đo đạc, điều tra khảo sát biển và hải đảo
+ Kỹ thuật môi trường
+ Công nghệ địa chính và quản lý thông tin bất động sản (tiến tới tách khoa Địa chính)
+ Quy hoạch không gian.
+ Quản lý đất đai
- Phấn đấu đa dạng hoá các chuyên ngành của lĩnh vực địa chính, tạo điều kiện thành lập khoa Địa chính. Phát triển một số chuyên ngành như: Đo đạc địa chính, Quản lý đất đai, Thông tin bất động sản, Kỹ thuật môi trường, Quy hoạch không gian .vv…
- Tiếp tục phát triển công tác đào tạo theo hướng nâng cao chất lượng, hội nhập khu vực và quốc tế trong công tác đào tạo, NCKH.
5.2. Công tác cán bộ
- Xây dựng đội ngũ cán bộ phù hợp với định hướng phát triển chuyên môn, có chất lượng cao, yêu nghề. Thầy cô giáo là tấm gương về đạo đức về lòng say mê và sáng tạo đối với người học. Khuyến khích và tạo điều kiện để cán bộ được đào tạo sau đại học ở nước ngoài.
- Quan tâm phát triển con người toàn diện, có đầy đủ trình độ và năng lực để hội nhập quốc tế. (cụ thể là tham gia các Hội nghị Khoa học Quốc tế , Các tổ chức khoa học Quốc tế vv..)
- Đối với cán bộ giảng dạy, sau 3 năm công tác phải có bằng thạc sĩ, sau 5 năm phải đạt tối thiểu ngoại ngữ tiếng anh có trình độ tương đương IELTS 5,5 điểm hoặc TOEFL 500 điểm. Đến năm 2020, tối thiểu 50% cán bộ giảng dạy có học vị tiến sĩ trở lên.
5.3. Đề tài công trình NCKH và dự án
- Thiết lập, tăng cường các mối quan hệ hợp tác đào tạo và NCKH với các trường trong và ngoài nước.
- Tăng cường trao đổi thông tin khoa học với các đồng nghiệp trong và ngoài nước. Xây dựng Website riêng của khoa với 2 ngôn ngữ (Việt và Anh).
- Hoàn chỉnh hệ thống các phòng thí nghiệm đạt chuẩn hiện đại, phục vụ trực tiếp cho công tác nghiên cứu khoa học và công tác đào tạo các bậc tiến sĩ, thạc sĩ, đại học và cao đẳng.
- Thực hiện và tham gia thực hiện các đề tài cấp nhà nước về các lĩnh vực: trắc địa bản đồ, nghiên cứu không gian vũ trụ; khảo sát điều tra tài nguyên môi trường biển; quy hoạch và phát triển vùng lãnh thổ vv...
5.4. Quan hệ hợp tác Quốc tế, Doanh nghiệp và Đào tạo
Khoa phát triển hợp tác với các cơ quan đơn vị như:
Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam, Cục Bản đồ - Bộ Tổng Tham mưu; Tập Đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam; Cục Viễn thám Quốc gia; Cục Công nghệ thông tin; Viên Khoa học đo đạc và Bản đồ; Tổng Công ty Tài nguyên và Môi trường Việt Nam; NXB Tài nguyên môi trường và Bản đồ Việt Nam; Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội,
Khoa đã có quan hệ truyền thống với các Trường cùng ngành ở một số nước như:
Trường Đại học Trắc địa và Bản đồ Matsxcơva(MIIGAiK, LB Nga); Trường Đại học Bách Khoa Vácsava (CH Ba Lan); Học viện Mỏ - Luyện kim Cracôv (CH Ba Lan); Học viện Mỏ và Công nghệ Từ Châu (Trung Quốc); Đại học Vũ Hán (Trung Quốc); Cao đẳng Bách Khoa Viêng Chăn (CHDCND Lào); Đại học ChengKung (Đài Loan); Đại học Southampton (Vương Quốc Anh); Đại học Osaka City (Nhật Bản); Tập Đoàn máy Trắc địa Nam Phương(South), hãng máy Leica
5.5. Tài liệu, Sách, Giáo trình và Bài giảng
- Xây dựng đề cương chi tiết cho tất cả các môn học cũ và mới trên tinh thần đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy phù hợp với phương thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ.
- Cơ bản hoàn thành biên soạn bài giảng, giáo trình cho các môn học. Tăng cường biên soạn các tài liệu tham khảo.
- Hoàn chỉnh các giáo trình cho tất cả các môn học, đạt trình độ tiên tiến của khu vực và tiếp cận trình độ thế giới.
5.6. Xây dựng cơ sở vật chất
- Củng cố xây dựng phòng máy Trắc địa theo hướng hiện đại với các thiết bị đo đạc phù hợp với công nghệ ở thực tế sản xuất (điện tử là chủ yếu). Giảm dần số lượng máy quang cơ. Hoàn chỉnh các bãi thực tập, nâng cao chất lượng thực tập của sinh viên.
- Xây dựng trung tâm xử lý số liệu hiện đại, kết nối mạng, nhằm nâng cao chất lượng dạy tin học chuyên ngành và nhu cầu truy cập Internet.
- Tăng cường bổ sung các thiết bị thí nghiệm chuyên dụng cho PTN của các bộ môn, nhằm nâng cao năng lực NCKH và giảng dạy của cán bộ.
- Bảo đảm diện tích làm việc của cán bộ, điều kiện học tập, thí nghiệm của sinh viên đầy đủ theo chuẩn tiên tiến.
5.7. Công tác đoàn thể
Các Chi bộ Đảng trong Khoa luôn thể hiện là Chi bộ cơ sở vững mạnh, chỉ đạo sát sao các công tác chuyên môn, NCKH và PVSX, động viên quần chúng nhiệt tình tham gia các phong trào thi đua của đoàn thể, tham gia các đợt thi tìm hiểu về các tổ chức đoàn thể và tổ chức Đảng. Chi bộ Đảng luôn giúp đỡ và bồi dưỡng quần chúng tìm hiểu về Đảng, thực hiện tốt công tác phát triển Đảng.
Tổ Công đoàn luôn quan tâm đến tâm tư nguyện vọng, chăm lo đời sống cán bộ, nhân viên, tạo điều kiện cho từng cá nhân ổn định trong cuộc sống, yên tâm công tác, đạt chất lượng và có hiệu quả tốt nhất.
Cán bộ Khoa tham gia đầy đủ các hoạt động đoàn thể của Nhà trường, công tác phát triển Đảng, chi bộ vững mạnh trong sạch, các cán bộ của Khoa giữ những trọng trách lãnh đạo cấp cao của Nhà trường.
5.8. Công tác và hoạt động sinh viên
+ Cố gắng không để xảy ra hiện tượng đi học không đúng giờ, bỏ học không có lý do chính đáng.
+ Tiếp tục duy trì và nâng cao hơn nữa số đoàn viên được học bổng, nâng cao điểm trung bình đạt học bổng.
+ Phấn đấu có từ 10- 15 đoàn viên được nhận học bổng tài năng hàng năm.
+ Phấn đấu trong nhiệm kỳ tới số lượng đoàn viên đạt kết quả học tập giỏi và xuất sắc,Khá,Trung bình đạt tỉ lệ cao hơn. số đoàn viên bị ngừng học và buộc thôi học do kết quả học tập ở mức thấp nhất.
+ Tham gia đầy đủ và có hiệu quả các phong trào NCKH và thi Olympic.
+ 100% đoàn viên tham gia đăng ký phòng chống ma tuý và các tệ nạn xã hội khác.
+ 100% đoàn viên không bị kỷ luật.
+ 100% đoàn viên đeo thẻ khi vào trường
+ 100% đoàn viên tham gia đầy đủ và thực hiện tốt các buổi sinh hoạt chính trị do Đoàn trường và Nhà trường tổ chức.
+ Chấp hành tốt nội quy ký túc xá, chống nạn đánh bài, tệ nạn xã hội trong học đường.
- Tiếp tục tổ chức tốt các hoạt động văn hoá thể thao, tạo sân chơi lành mạnh cho các bạn đoàn viên tham gia.
+ 100% đoàn viên đăng ký rèn luyện đoàn viên.
+ 55% Chi đoàn đạt tiêu chuẩn Chi đoàn vững mạnh.
+ Giới thiệu được 3 Chi đoàn vững mạnh để đoàn trường khen thưởng.
+ Kiện toàn và tổ chức tốt cơ cấu của các Chi đoàn và LCĐ tạo được niềm tin cho các đoàn viên trong khoa.
- Phấn đấu giới thiệu cho Đoàn trường và Chi bộ từ 15-20 đoàn viên ưu tú để Đoàn trường và Chi bộ xét là đối tượng tích cực và sẽ có 10 - 15 đoàn viên được xét kết nạp hàng năm.
- Xây dựng Liên chi đoàn vững mạnh về mọi mặt.
6. Khen thưởng
6.1. Tập thể
Với các thành tích đã đạt được trong thời gian qua, Khoa Trắc địa – Bản đồ và Quản lý đất đai đã được tặng 01 Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, 01 Băng khen của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và nhiều Giấy khen các cấp. 01 Bộ môn trong Khoa đã vinh dự nhận được Huân chương Lao động Hạng 3 vào năm 2004.
6.2. Cá nhân
+ 02 cá nhân được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh
+ 08 cá nhận được nhận Huân chương chương lao động Hạng 3
+ 01 Bộ môn nhận được Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ
+ 13 cá nhân được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ